Xây dựng hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện

Trong những năm qua, quản lý chất thải rắn đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Điều này thể hiện ở sự ra đời của một loạt các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất thải rắn

Lý do và sự cần thiết:

Ở Việt Nam, các vùng nông thôn cũng đang chịu tác động sâu sắc của quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhiều tác động đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi tận gốc nếp làm ăn, nếp sống, nếp nghĩ của con người, cũng như thay môi trường sống của họ theo cả chiều tốt và chiều xấu với những vấn đề trăn trở cần giải quyết như vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường, vấn đề sử dụng hoá chất trong nông nghiệp và vấn đề môi trường tại các làng nghề… và đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn nông thôn. Vấn đề quản lý chất thải rắn hiện nay không chỉ là vấn đề cấp bách của các đô thị hay các thành phố lớn. Bên cạnh các mặt tích cực của quá trình phát triển kinh tế xã hội là lượng rác thải ra ngày càng lớn, không chỉ ở các đô thị mà còn ở các vùng nông thôn, nó đã và đang trở thành vấn đề được mọi người quan tâm. Về nông thôn, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy ven làng, các bờ sông, con ngòi, các túi rác, có khi cả là một tải rác hay đống rác "tự do nhảy dù" chẳng có người thu gom, mới đầu còn là một vài túi rác nhỏ, dần dà chúng "tập kết" thành đống và lớn dần lên qua từng ngày tạo nên cảnh quan "lạ mắt" dọc vệ đường liên làng, liên xã, mương máng, có khi còn làm tắc dòng chảy. Xưa kia chỉ là rác hữu cơ là giấy hay lá dùng để gói hàng hóa dễ phân hủy nhưng nay chủ yếu là rác vô cơ (chai, lọ nhựa, thủy tinh, túi ni lông, hộp thiếc...) rất khó xử lý, tái chế hay cần thời gian rất dài để phân hủy. Đặc biệt với khoảng 1450 làng nghề trên toàn quốc, làng nghề là nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh thì rác thải đã trở thành vấn đề bức xúc, rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất đa dạng vẫn còn chưa được xử lý, tồn tại một cách ngẫu nhiên trong nhà, trong làng. Bên cạnh đó rác thải ở các chợ quê đã đến hồi báo động, các đống rác được chất đống lưu cữu rất nhiều ngày, ngay gần khu dân cư, bốc mùi xú uế gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của bà con gần chợ. Trong làng, ngoài ngõ đến chợ đều hiển hiện những rác, nay rác cũng tràn ra ngoài đồng bởi bà con nông dân sau khi phun thuốc bảo vệ mùa màng đã tiện tay vứt luôn vỏ chai, vỏ hộp, lọ thuốc trừ sâu ngay tại chân ruộng hoặc bờ mương, máng, có người còn vứt xuống mương... Các loại chất thải này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của dân cư nơi đây, nguồn nước, không khí bị ô nhiễm, vượt quá nhiều lần các chỉ tiêu về vệ sinh môi trường và sinh thái. Nhiều nơi, nhiều người đã có bài học đắt giá về kiểu rác thải này.

Trong những năm qua, quản lý chất thải rắn đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Điều này thể hiện ở sự ra đời của một loạt các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất thải rắn, bắt đầu từ Luật Bảo Vệ Môi Trường ban hành năm 1994 cho đến Chiến lược quản lý chất thải rắn cho các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 ban hành năm 1999 và gần đây nhất là Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và hàng loạt các văn bản khác có liên quan khác. Đặc biệt Đảng và Nhà nước đã có những chương trình chiến lược quốc gia nhằm cải thiện đời sống của người dân nông thôn trong đó vấn đề môi trường nông thôn cũng được đề cập như là một trong những ưu tiên hàng đầu như Chiến lược quốc gia vệ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 phê duyệt theo Quyết định 104/2000/QĐ-TTG ngày 25 tháng 8 năm 2000 và Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện theo Quyết định 237/1998/QĐ-TTG ngày 03 tháng 12 năm 1998 và Quyết định 277/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn thiếu nhiều hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy định cho hoạt động quản lý chất thải rắn tại các vùng khu dân cư nông thôn, đặc biệt chúng ta chưa có một quy định, hướng dẫn đầy đủ và cụ thể cho công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn cho các xã, cụm xã và cấp huyện. Vì vậy việc nghiên cứu xây dựng hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện, đặc biệt là các địa phương vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ngập lũ.

 

Mục lục:

CHƯƠNG I. Đánh giá hiện trạng công tác lập và thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện      3

1.1.      Đặc điểm kinh tế - xã hội tại các điểm dân cư nông thôn Việt Nam 

1.1.1.  Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Việt Nam         

1.1.2.  Thực trạng phát triển các điểm dân cư nông thôn       

1.2.     Thực trạng quản lý chất thải rắn tại các khu vực nông thôn Việt Nam        

1.2.1.  Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa   

1.2.2.  Khu vực đồng bằng           

1.2.3.  Khu vực ngập lũ (Đồng bằng Sông Cửu Long)           

1.2.4.  Đánh giá chung      

1.3.      Thực trạng công tác lập và thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn (tình hình quy hoạch, thực hiện các chương trình, dự án thí điểm,…) tại cấp xã, cụm xã và cấp huyện          

1.3.1.  Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa   

1.3.2.  Khu vực đồng bằng           

1.3.3.  Khu vực vùng ngập lũ (ĐB.Sông Cửu Long)   

1.3.4.  Đánh giá Hiệu quả đạt được và các vấn đề còn tồn tại          

1.4.      Vai trò của các bên liên quan trong quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã , cụm xã và cấp huyện

1.5.      Hiện trạng các văn bản pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến quy hoạch quản lý chất thải rắn          

CHƯƠNG II. Cơ sở khoa học xây dựng hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện    

2.1.      Xác định cơ sở pháp lý xây dựng hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện    

2.2.      Cơ sở phương pháp luận/phương pháp nghiên cứu xây dựng hướng dẫn        

2.3.      Các nguyên tắc xây dựng hướng dẫn   

CHƯƠNG III. Nội dung hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện    

3.1.      Giải thích thuật ngữ           

3.2.      Giới thiệu chung    

3.2.1.  Mục tiêu, đối tượng của hướng dẫn      

3.2.2.  Phạm vi áp dụng    

3.3.      Giới thiệu về quy hoạch quản lý CTR cấp xã, cụm xã và cấp huyện           

3.4.      Hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện          

3.4.1.  Hướng dẫn tổ chức công tác lập quy hoạch    

3.4.2.  Quy trình lập quy hoạch    

3.4.3.  Bước 1. Khảo sát, phân tích đánh giá hiện trạng quản lý CTR        

3.4.4.  Bước 2. Dự báo nguồn thải phát sinh CTR và đánh giá nhu cầu quản lý trong tương lai         

3.4.5.  Bước 3. Phân loại CTR tại nguồn, tái chế và tái sử dụng CTR         

3.4.6.  Bước 4. Thu gom, vận chuyển CTR       

3.4.7.  Soạn thảo báo cáo 

3.4.8.  Phân tích, đánh giá lựa chọn công nghệ xử lý CTR   

3.4.9.  Bước 6. Quy hoạch công trình xử lý và trạm trung chuyển CTR      

3.4.10. Bước 7. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và nguồn lực thực hiện quy hoạch      

3.4.11. Bước 8. Soạn thảo báo cáo         

3.4.12. Bước 9. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch   

3.4.13. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch quản lý CTR cấp xã, cụm xã và cấp huyện           

3.4.14. Các yêu cầu, quy định hồ sơ, bản vẽ… về quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện    

 

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS Lưu Đức Cường

Viện Quy hoạch môi trường, hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website