Chủ nhiệm đề tài: TS.KTS Lê Thị Bích Thuận
Thư ký: Lê Thị Thúy Hà
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.. 5 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.. 5 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 5 5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TRÌNH XANH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.. 7 1.1. Tổng quan tình hình xây dựng và phát triển công trình xanh ở nước ngoài 7 1.1.1. Lịch sử phát triển “công trình xanh” (green building). 7 1.1.1.1. Bối cảnh ra đời 7 1.1.1.2. Khái niệm về công trình xanh. 11 1.1.2. Tình hình xây dựng công trình xanh và tiêu chí tại các quốc gia trên thế giới 11 1.1.3. Các hệ thống đánh giá công trình xanh đang được sử dụng. 13 1.1.3.1. Hệ thống LEED của Mỹ. 14 1.1.3.2. Hệ thống Green Star, Australia. 16 1.1.3.3. Hệ thống BREEAM của Anh. 17 1.1.3.4. Hệ thống EEWH của Đài Loan. 19 1.1.3.5. Hệ thống “Evaluation standard for green building” của Trung Quốc. 23 1.1.3.6. Một số hệ thống khác. 25 1.1.4. Tổng hợp kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam.. 26 1.1.4.1. Kinh nghiệm thế giới trong công tác đánh giá công trình xanh. 26 1.1.4.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam.. 29 1.2. Tổng quan tình hình xây dựng và phát triển công trình xanh tại Việt Nam... 30 1.2.1. Tình hình về xu hướng xây dựng công trình xanh tại Việt Nam.. 30 1.2.1.1. Khái quát chung. 30 1.2.1.2. Tình hình tại các thành phố miền Bắc Việt Nam.. 33 1.2.1.3. Tình hình tại các thành phố miền Trung Việt Nam.. 34 1.2.1.4. Tình hình tại các thành phố miền Nam Việt Nam.. 35 1.2.1.5. Tình hình tại các điểm dân cư nông thôn Việt Nam.. 37 1.2.2. Các kết quả nghiên cứu và lý luận về đánh giá công trình xanh tại Việt Nam.. 38 1.2.2.1. Đánh giá „Tòa nhà tiết kiệm năng lượng“ của “Chương trình mục tiêu quốc gia vế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. 38 1.2.2.2. Hệ thống đánh giá Công trình Xanh LOTUS của VGBC 2011. 40 1.2.3. Những vấn đề tồn tại tại Việt Nam và đánh giá. 42 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH XANH TẠI VIỆT NAM THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM HIỆU QUẢ, HÀI HÒA VỚI THIÊN NHIÊN.. 44 2.1. Quan điểm đề xuất tiêu chí 44 2.2. Các cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí 44 2.2.1. Các văn bản, chính sách về tiết kiệm năng lượng trong ngành xây dựng. 44 2.1.2. Cơ sở về xã hội học và phát triển kinh tế. 47 2.1.3. Cơ sở về đặc điểm vùng miền xây dựng. 50 2.1.3.1. Yêu cầu mô hình “công trình xanh” với miền khí hậu xây dựng phía Bắc. 51 2.1.3.2. Yêu cầu mô hình “công trình xanh” với miền khí hậu xây dựng phía Nam.. 63 2.1.4. Cơ sở về thể loại công trình.. 50 2.3. Các nội dung của từng tiêu chí 73 2.3.1. Các tiêu chí cần đánh giá và tỷ lệ ưu tiên (%) giữa các tiêu chí 73 2.3.2. Tiêu chí về ”Địa điểm bền vững“. 74 2.3.3. Tiêu chí về „Sử dụng nước hiệu quả“. 76 2.3.4. Tiêu chí về ”Sử dụng năng lượng hiệu quả”. 76 2.3.5. Tiêu chí về” Tiết kiệm vật liệu và bảo tồn tài nguyên“. 78 2.3.6. Tiêu chí về “Chất lượng môi trường nội thất”. 78 2.3.7. Tiêu chí về “Quản lý và vận hành”. 80 2.3.8. Các ưu tiên. 81 2.4. Cách sử dụng hệ thống đánh giá công trình xanh. 81 2.5. Dự thảo “Tiêu chí đánh giá công trình xanh cho Việt Nam”. 83 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 104 I.KẾT LUẬN.. 104 II.KIẾN NGHỊ. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 |
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
"Công trình xanh" (Green building) là sự thể hiện cụ thể của chiến lược phát triển bền vững trong lĩnh vực kiến trúc toàn cầu hoá hiện nay. Thực tế thế giới cho thấy sự cần thiết của mô hình “công trình xanh” như một xu hướng tất yếu để tiết kiệm năng lượng và giữ gìn môi trường theo tiêu chí phát triển bền vững, khi nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng cạn kiệt và môi trường ô nhiễm nghiêm trọng.
Trên bình diện quốc tế, thuật ngữ "Xanh“ (Green) đã thay thế hoàn hảo cho các thuật ngữ "bảo toàn" (conservation) và "bảo vệ" (protection) môi trường. "Green Building“ theo định nghĩa của Hội đồng công trình xanh Mỹ (USGBC) là những công trình được thiết kế và xây dựng để giảm hoặc loại bỏ tác động xấu của chúng lên môi trường và người dân trên 5 lĩnh vực:
- Quy hoạch địa điểm bền vững;
- Bảo vệ nguồn nước và hiệu quả nguồn nước;
- Hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo;
- Bảo tồn vật liệu và tài nguyên;
- Chất lượng môi trường trong nhà.
Công trình xanh là một khái niệm có tính hệ thống và có sự tương thích liên hệ với nhiều khía cạnh khác cần được nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta, không chỉ yêu cầu kiến trúc sư có quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái và có những phương pháp thiết kế tương ứng mà còn yêu cầu các cấp quản lý, nhà doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường mạnh mẽ.
Trong hơn 10 năm qua, một số nước phát triển trên thế giới đã kế tiếp nhau đưa ra các phương pháp đánh giá môi trường kiến trúc khác nhau, trong đó hệ thống đánh giá kiến trúc xanh mà các nước Anh, Mỹ, Canada thực hiện khá thành công, đáng được nghiên cứu học hỏi…
“Công trình xanh” là công trình có tính hệ thống rất phức tạp, không chỉ yêu cầu kiến trúc sư có quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái và những phương pháp thiết kế tương ứng mà còn yêu cầu các cấp quản lý, nhà doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường. Mối liên hệ giữa các quan hệ này đòi hỏi trong cả quá trình xác lập một hệ thống đánh giá và chứng thực rõ ràng, lấy phương thức định lượng để kiểm tra hiệu quả đạt được mục tiêu sinh thái của thiết kế kiến trúc, dùng những chỉ tiêu nhất định để so sánh mức độ mong muốn đã đạt được đến mức nào.
Hệ thống tiêu chí đánh giá do vậy không những chỉ đạo thực tiễn kiểm nghiệm “công trình xanh”, mà đồng thời cũng đưa ra thị trường những hạn chế và quy định, thúc đẩy nghiên cứu nhiều hơn các yếu tố môi trường trong quá trình thiết kế, vận hành, quản lý và bảo vệ, hướng kiến trúc phát triển trên quỹ đạo tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, coi trọng hiệu quả kinh tế.
Trong hơn 10 năm qua, một số nước phát triển trên thế giới đã kế tiếp nhau đưa ra các phương pháp đánh giá môi trường kiến trúc khác nhau, trong đó hệ thống đánh giá “kiến trúc xanh” mà các nước Anh, Mỹ, Canada thực hiện khá thành công, đáng được nghiên cứu học hỏi. Tất cả các quốc gia thực hiện chương trình phát triển công trình xanh bên cạnh “hệ thống đánh giá công trình xanh” đều có sách hướng dẫn cách tính điểm cụ thể đối với mỗi chỉ tiêu và các giải pháp, công nghệ để đạt được các chỉ tiêu này.
Năm 1990, Cơ quan nghiên cứu xây dựng của Anh (British Building Reseach establishment - BRE) đề xuất phương pháp đánh giá môi trường BREEAM, là “hệ thống đánh giá công trình xanh” đầu tiên trên thế giới, có ảnh hưởng lớn tới hệ thống đánh giá của nhiều nước sau này.
Hệ thống đánh giá đầu tiên của Mỹ ra đời năm 1995 gọi là LEED (Leadership in Energy and Environment Design). Tiếp đó năm 2005, họ phát triển LEED cho các công trình cải tạo và công trình mới (LEED-NC), được nhiều nước áp dụng.
“Hệ thống đánh giá công trình xanh” trở thành phổ biến và lan rộng, đi vào cuộc sống của xã hội văn minh. Sau năm 2000, “hệ thống đánh giá công trình xanh” phát triển nở rộ: năm 2002 ở Nhật Bản, năm 2003 ở Trung Quốc, Hồng Kông (theo Anh, HK-BREEAM). “Hệ thống đánh giá công trình xanh” phải bao hàm được tất cả các lĩnh vực kể trên, thể hiện thành các chỉ tiêu cụ thể và được tính bằng số điểm theo mức độ có thể đạt được để cấp chứng chỉ “Nhãn hiệu công trình xanh”.
Các kinh nghiệm trên thế giới về Tiêu chí đánh giá công trình xanh là những kinh nghiệm rất quý báu về khoa học để Việt Nam có thể học hỏi và ứng dụng trong điều kiện riêng của mình.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, tình hình xây dựng tại các đô thị Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo đà tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, như các nước đang phát triển, một vấn đề thường diễn ra là quá trình xây dựng lại có những tác động tiêu cực đến văn hóa và môi trường. Cụ thể là, công nghệ và vật liệu truyền thống thường bị chối bỏ bằng việc ưa chuộng các sản phẩm và vật liệu nhập ngoại đắt tiền, đôi khi không hề tiết kiệm năng lượng, lợi nhuận thì lại rơi vào tay các nhà sản xuất tại các nền kinh tế phát triển.
Môi trường khí hậu tại Việt Nam đã có những thay đổi đáng báo động: bão lụt triền miên, ô nhiễm môi trường nước, môi trường khí, hiệu ứng nhà kính… Với tất cả những tác động gần, xa, những trách nhiệm cùng quyền lợi khái quát trên, nên chắc chắn nhận thức và áp dụng "công trình xanh" là một công việc mang tính cấp thiết để đảm bảo một môi trường phát triển bền vững tại các đô thị Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, việc triển khai mới diễn ra đơn lẻ, lẻ tẻ ở một vài dự án, chưa thành hệ thống. Ngôi nhà cũng như cấu trúc đô thị sẽ phải thay đổi với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào công trình xanh.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, trong năm 2008-2009, Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và nông thôn cũng đã thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ "Nghiên cứu mô hình kiến trúc xanh tại Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả", kết quả đã bước đầu chỉ ra được khái niệm "kiến trúc xanh" trong điều kiện Việt Nam và một số cơ sở quan trọng bước đầu.
Để tiếp tục có thêm một cái nhìn bao quát, cần phải có thêm các tiêu chí làm cơ sở cho việc nghiên cứu đánh giá “công trình xanh” tại Việt nam, từ đó đề xuất được một mô hình hợp lý để năng lượng, nước sạch được sử dụng hiệu quả, hài hòa với thiên nhiên, đảm bảo môi trường phát triển bền vững.
Vì những lý do trên, việc xác lập và thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học: "Xây dựng tiêu chí đánh giá công trình xanh" trong giai đoạn nàylà thực sự cần thiết và cấp bách.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các công trình nhà ở và công trình công cộng ở các vùng miền Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, thân thiện với môi trường, phát triển bền vững.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về “tiêu chí đánh giá công trình xanh”.
Đề xuất xây dựng Tiêu chí đánh giá công trình xanh tại các đô thị Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng và kết hợp linh hoạt các phương pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, hệ thống, tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ và kiểm chứng những lý luận để nghiên cứu giải quyết những vấn đề đã đặt ra.
Công tác điều tra khảo sát: thu thập tư liệu từ các cơ quan trung ương, địa phương, từ đó quy nạp, phân tích đồng thời thu thập đối chiếu các ý kiến liên quan đóng góp của các chuyên gia.
2.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Đề tài có khả năng ứng dụng vào thực, bám sát thực tế và yêu cầu sử dụng thông qua phương thức chuyển giao kết quả trực tiếp. Các tiêu chí đánh giá sẽ được chuyển giao trực tiếp cho các cơ quan thẩm quyền để áp dụng vào từng công trình, từng dự án để sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và bảo vệ môi trường bền vững.
Các tiêu chí đề xuất sẽ cung cấp cho các cán bộ và tổ chức chuyên ngành một công cụ đắc lực và hữu hiệu để thiết kế cũng như đánh giá các dự án xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và phát triển bền vững.
Việc đề xuất tiêu chí đánh giá công trình xanh không những phục vụ trực tiếp cho công tác thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng mà còn là động lực gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan như kinh tế xây dựng, vật liệu và trang thiết bị xây dựng, phát triển và quản lý năng lượng…
Đối với kinh tế - xã hội: Thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân.