Giới thiệu:
Nhằm đáp ứng tài liệu phục vụ giảng dạy học tập, nghiên cứu, tham khảo dành cho học viên cao học, sinh viên các ngành Kiến trúc, Kiến trúc nội thất, Kiến trúc cảnh quan, Kiến trúc quy hoạch cũng như các ngành nghệ thuật khác có liên quan và các bạn đọc có quan tâm đến lĩnh vực văn hóa - kiến trúc, Khoa Đào tạo Sau đại học, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử kiến trúc Trường Đại học Xây dựng Hà Nội biên soạn cuốn Giáo trình Văn hóa và Kiến trúc. Cuốn giáo trình cung cấp cho học viên, sinh viên những hiểu biết và nắm được kiến thức cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và kiến trúc, sự ra đời và quá trình phát triển của văn hóa và kiến trúc, các giá trị của văn hóa mang lại đối với kiến trúc và ngược lại. Giáo trình Văn hóa và Kiến trúc được bố cục gồm 4 chương, với các nội dung như sau:
Chương 1. Mối quan hệ giữa văn hóa và kiến trúc: Giới thiệu khái niệm chung về văn hóa và kiến trúc, sơ lược quá trình hình thành văn hóa và kiến trúc, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa văn hóa và kiến trúc.
Chương 2. Văn hóa và kiến trúc thế giới: Lược khảo về văn hóa tổ chức xã hội, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần từ thời kỳ xã hội nguyên thủy đến xã hội tư bản chủ nghĩa hiện nay của xã hội loài người, phân tích đến sự ảnh hưởng giữa văn hóa và kiến trúc trong tiến trình lịch sử phát triển tại một số nước phương Tây và phương Đông.
Chương 3. Văn hóa và kiến trúc Việt Nam: Giới thiệu về văn hóa tổ chức xã hội, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, sự ảnh hưởng giữa văn hóa và kiến trúc trong tiến trình lịch sử phát triển xã hội Việt Nam.
Chương 4. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua kiến trúc: Đề xuất việc gìn giữ và phát huy các yếu tố đặc trưng văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển kiến trúc thông qua nhận diện các yếu tố đặc trưng có giá trị văn hóa truyền thống.
Cuốn sách giáo trình do PGS.TS.KTS. Nguyễn Đình Thi chủ biên và biên soạn các chương 1, 2; TS.KTS. Nguyễn Tất Thắng biên soạn các chương 3, 4.
Để giúp cho sinh viên, học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức trong khi đọc giáo trình, nhóm tác giả đã giới thiệu mang tính đại cương, gợi mở và hệ thống hóa tiến trình theo xu hướng phát triển của lịch sử xã hội. Sau mỗi chương có các câu hỏi thảo luận giúp hệ thống lại kiến thức của chương đó và kiến thức chung của giáo trình.
Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả không tham vọng đi sâu về vấn đề văn hóa hay vấn đề kiến trúc mà chỉ mong muốn tập trung làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và kiến trúc để người đọc thấy được quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau giữa hai đối tượng nghiên cứu là văn hóa và kiến trúc. Nghiên cứu lấy văn hóa làm trọng tâm để xem xét đến vấn đề kiến trúc.
Mục lục:
Lời nói đầu 3
Chương 1. Mối quan hệ giữa văn hóa và kiến trúc
1.1. Khái niệm chung 8
1.1.1. Khái niệm chung về văn hóa 8
1.1.2. Khái niệm chung về kiến trúc 8
1.1.3. Quá trình hình thành văn hóa và kiến trúc 9
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa và kiến trúc 17
1.2.1. Yếu tố vị trí địa điểm, địa lý, địa phương,
môi trường tự nhiên 17
1.2.2. Yếu tố kinh tế - xã hội 23
1.2.3. Yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng 50
1.2.4. Sự giao thoa văn hóa trên thế giới 55
1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và kiến trúc 56
1.3.1. Văn hóa vật chất với kiến trúc 57
1.3.2. Văn hóa tinh thần với kiến trúc 59
1.4. Câu hỏi thảo luận 59
Chương 2. Văn hóa và kiến trúc thế giới
2.1. Văn hóa tổ chức xã hội với kiến trúc 61
2.1.1. Tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc 61
2.1.2. Tổ chức xã hội chiếm hữu nô lệ với kiến trúc 61
2.1.3. Tổ chức xã hội phong kiến 63
2.1.4. Tổ chức xã hội tư bản 64
2.1.5. Tổ chức xã hội chủ nghĩa 66
2.2. Văn hóa vật chất với kiến trúc 68
2.2.1. Văn hóa ở và sinh hoạt với kiến trúc 68
2.2.2. Văn hóa lao động, sản xuất với kiến trúc 70
2.2.3. Văn hóa trang phục với kiến trúc 73
2.3. Văn hóa tinh thần với kiến trúc 75
2.3.1. Tôn giáo, tín ngưỡng với kiến trúc 75
2.3.2. Lối sống, tập quán với kiến trúc 85
2.4. Câu hỏi thảo luận 86
Chương 3. Văn hóa và kiến trúc Việt Nam
3.1. Văn hóa tổ chức xã hội với kiến trúc 88
3.1.1. Thời tiền sử và Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc 88
3.1.2. Thời kỳ Bắc thuộc 93
3.1.3. Thời kỳ phong kiến 96
3.1.4. Thời kỳ Pháp thuộc 100
3.1.5. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1986 106
3.1.6. Thời kỳ từ năm 1986 đến nay 112
3.2. Văn hóa vật chất với kiến trúc 121
3.2.1. Văn hóa ăn, ở, đi lại và lao động sản xuất với kiến trúc 121
3.2.2. Văn hóa trang phục với kiến trúc 135
3.3. Văn hóa tinh thần với kiến trúc 141
3.3.1. Hệ tư tưởng và tôn giáo tín ngưỡng với kiến trúc 141
3.3.2. Các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam
với kiến trúc 158
3.3.3. Văn hóa giao tiếp xã hội, lối sống,
phong tục tập quán với kiến trúc 166
3.4. Câu hỏi thảo luận 171
Chương 4. Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống trong kiến trúc
4.1. Đặc trưng của yếu tố truyền thống trong văn hóa và kiến trúc 173
4.1.1. Những đặc trưng của văn hóa và kiến trúc bản địa 173
4.1.2. Yếu tố truyền thống trong văn hóa và kiến trúc 179
4.2. Các yếu tố cần kế thừa, phát huy và khai thác 181
4.2.1. Văn hóa với môi trường tự nhiên 181
4.2.2. Văn hóa vật chất 188
4.2.3. Văn hóa tinh thần 191
4.2.4. Văn hóa tổ chức xã hội 195
4.3. Câu hỏi thảo luận 200
Tài liệu tham khảo 201