Lời giới thiệu
Công nghiệp xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, phát triển theo quy luật kinh tế khách quan của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của ngành xây dựng là kết quả của sự đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, quy mô các công trình xây dựng ngày càng lớn, nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng. Hàng năm ngành xây dựng sử dụng lượng vốn ngân sách và các nguồn vốn đầu tư khác với tỷ lệ cao. Do vậy, việc nghiên cứu kinh tế cho ngành xây dựng nói chung và nghiên cứu kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường nói riêng là việc làm cần thiết.
Khoa học kinh tế xây dựng bao gồm nhiều nội dung phong phú và có tính chất liên ngành. Cuốn sách này tác giả đề cập đến một số vấn đề cơ bản liên quan đến kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường như: Tổ chức bộ máy quản lý ngành xây dựng; đầu tư, dự án đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng; hiệu quả kinh tế của đầu tư xây dựng; tiến bộ khoa học - công nghệ trong ngành xây dựng; kinh tế trong thiết kế xây dựng; phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng; tổ chức lao động và tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp xây dựng.
Mục tiêu xuyên suốt khi nghiên cứu kinh tế xây dựng gồm: Sử dụng vật tư tiết kiệm nhất, hao phí máy móc - thiết bị nhỏ nhất, tốn ít nhân lực nhất, thời gian xây dựng ngắn nhất, chi phí (tiền vốn) đầu tư bé nhất với năng suất lao động lớn nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất, trước mắt lấy công nghiệp hóa và hiện đại hóa làm trung tâm.
Ngoài việc phục vụ cho công tác đào tạo hệ đại học, cuốn sách còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực kinh tế trong ngành xây dựng.
Mục luc
Chương mở đầu. Khái niệm, đối tượng, phương pháp và mục tiêu nghiên cứu kinh tế xây dựng
1. Khái niệm về kinh tế và kinh tế xây dựng
2. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của môn kinh tế xây dựng
3. Phương pháp nghiên cứu và mục tiêu của môn kinh tế xây dựng
Chương 1. Tổ chức quản lý trong xây dựng
1.1. Ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm và sản xuất xây dựng tác động tới kinh tế xây dựng
1.3. Thị trường, thị trường xây dựng và đặc điểm của kinh tế thị trường trong xây dựng
1.4. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ngành xây dựng
Chương 2. Đầu tư, dự án đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng
2.1. Khái niệm liên quan đến đầu tư và dự án đầu tư
2.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu của đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng
2.3. Trình tự đầu tư xây dựng và các vấn đề kinh tế liên quan
2.4. Khái niệm, phân loại dự án đầu tư xây dựng
2.5. Trình tự lập dự án đầu tư xây dựng
2.6. Nội dung chính của dự án đầu tư xây dựng
2.7. Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đầu tư xây dựng
2.8. Quản lý nhà nước về đầu tư và đầu tư xây dựng
Chương 3. Hiệu quả kinh tế của đầu tư xây dựng
3.1. Khái niệm, phân loại và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư xây dựng
3.2. Các quan điểm, các nguyên tắc và tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng
3.3. Giá trị tiền tệ theo thời gian và dòng tiền của dự án đầu tư xây dựng
3.4. Phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng
Chương 4. Tiến bộ khoa học - công nghệ trong xây dựng
4.1. Khái niệm, nội dung, vai trò và phương hướng của tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành xây dựng
4.2. Đặc trưng cơ bản của tiến bộ khoa học công nghệ
4.3. Phương pháp chung đánh giá kinh tế các phương án ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng
4.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của đầu tư kỹ thuật mới trong xây dựng
Chương 5. Cơ sở lý luận và kinh tế trong thiết kế xây dựng
5.1. Khái niệm và ý nghĩa của công tác thiết kế
5.2. Tổ chức công tác thiết kế xây dựng
5.3. Hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong thiết kế
5.4. Nội dung của hồ sơ thiết kế
5.5. Các phương pháp so sánh phương án thiết kế
Chương 6. Phương pháp xác định và quản lý chi phí trong xây dựng
6.1. Khái niệm, đặc điểm của chi phí đầu tư xây dựng
6.2. Chi phí đầu tư xây dựng công trình
6.3. Phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng
6.4. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Chương 7. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
7.1. Khái niệm chung về vốn của doanh nghiệp xây dựng
7.2. Vốn cố định của doanh nghiệp xây dựng
7.3. Vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng
Chương 8. Lao động và tiền lương trong doanh nghiệp xây dựng
8.1. Tổ chức lao động trong doanh nghiệp xây dựng
8.2. Năng suất lao động trong doanh nghiệp xây dựng
8.3. Tiền lương trong doanh nghiệp xây dựng
Tài liệu tham khảo