Tư liệu
< Trở lại danh sách

Quản lý dự án trong giai đoạn xây dựng

Lời giới thiệu:

Những yếu tố tiền đề của khái niệm quản lý dự án xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII ở Anh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đến nay, quản lý dự án đã được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, hàng năm chi phí cho lĩnh vực đầu tư xây dựng vẫn không ngừng tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn so với tổng giá trị sản phẩm thu nhập quốc dân GDP, số lượng và quy mô dự án đầu tư xây dựng công trình vẫn trong xu thế phát triển ngày càng lớn. Cùng với sự phát triển này, việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu, đào tạo về quản lý dự án xây dựng nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng đang là vấn đề trọng tâm của mọi lực lượng thamgia vào lĩnh vực này.

Các vấn đề quản lý dự án nói chung trên giác độ quản lý kinh tế – xã hội của Nhà nước, trên giác độ quản lý của chủ đầu tư theo suốt quá trình đầu tư xây dựng, kể từ khi có ý đồ và chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác vận hành đã có nhiều tác giả đề cập. Còn việc xem xét quản lý dự án toàn diện trên quan điểm của chủ đầu tư tập trung ở giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình còn khá khiêm tốn.

Ở cuốn sách này, các tác giả giới thiệu nội dung quản lý dự án tổng thể trong giai đoạn xây dựng, quãng thời gian nổi bật hình thành công trình từ hồ sơ bản vẽ và là giai đoạn có cường độ tăng chi phí cao nhất trong 3 giai đoạn của trình tự đầu tư xây dựng dự án.

Nội dung sách gồm các nội dung chủ yếu sau:

– Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý dự án xây dựng.

– Chương 2: Các giai đoạn và các quá trình xây dựng.

– Chương 3: Các nguyên tắc chung trong quản lý xây dựng.

– Chương 4: Công tác chuẩn bị kế hoạch cho dự án xây dựng.

– Chương 5: Quản lý nhân sự và công nhân công trường.

– Chương 6: Đấu thầu và mua sắm trong xây dựng.

– Chương 7: Quản lý tài chính và chi phí xây dựng.

– Chương 8: Quản lý thời gian trong thi công xây dựng.

– Chương 9: Quản lý chất lượng xây dựng.

– Chương 10: Tổ chức thi công hiện trường.

– Chương 11: Quản lý vật tư xây dựng.

– Chương 12: Quản lý máy móc thiết bị xây dựng.

– Chương 13: An toàn và sức khỏe trong xây dựng.

– Chương 14: Quản lý rủi ro trong thi công xây dựng.

 

Tác giả: Đinh Tuấn Hải, Phạm Xuân Anh.

Nhà xuất bản: Xây dựng.Năm 2013