Giới thiệu

Lý lịch khoa học

Phó Viện trưởng
PGS.TS.KTS
Hoàng Vĩnh Hưng

I. Thông tin cá nhân

Họ và tên: Hoàng Vĩnh Hưng

Năm sinh: 22/4/1972                                   

Nam/Nữ: Nam

Quê quán: Diễn Châu, Nghệ An

Học hàm: Phó giáo sư (được công nhận năm 2014)

Hội viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam; Uỷ viên thường vụ Ban chấp hành Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam.

II. Quá trình đào tạo

  • Đại học: Đại học Kiến trúc Hà Nội, chuyên ngành Kiến trúc      
  • Thạc sỹ: Đại học Kiến trúc Hà Nội, chuyên ngành Kiến trúc, Quy hoạch đô thị
  • Tiến sỹ: Đại học tổng hợp Kyoto, Nhật Bản, chuyên ngành Quy hoạch đô thị tích hợp quản lý rủi ro          
  • Sau tiến sỹ: Đại học California, Berkeley, Mỹ, nghiên cứu về Chính sách phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
  • Chứng chỉ sau đại học:

+ Đại học Amsterdam, Hà Lan phối hợp với Viện Khoa học xã hội: Chính sách phát triển nhà ở xã hội;

+ Đại học Hawaii, Mỹ: Chính sách quản lý phát triển đô thị;

+ Tổ chức hợp tác phát triển Nhật Bản (JICA) và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông (MLIT), Nhật Bản: Quản lý phát triển đô thị

III. Quá trình công tác

  • 1996 – 2003: Giảng viên Khoa Kiến trúc, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội
  • 2003 – 2007: Thực tập sinh và nghiên cứu tiến sỹ tại Đại học tổng hợp Kyoto, Nhật bản (Học bổng của Chính phủ Nhật Bản)
  • 2007 – 2009: Phó trưởng phòng và Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội
  • 2009 – 2010: Nghiên cứu sau tiến sỹ, Đại học California, Berkeley, Mỹ (Học bổng Chương trình Fulbright)
  • 2010 - 2013   Phó trưởng Khoa Quản lý đô thị, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội
  • 2013 – 2021: Trưởng phòng Quản lý phát triển đô thị, Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng;
  • 2017- 2021: Thành viên Hội đồng trường, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
  • 01/2022 – nay: Phó Viên trưởng Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng)

IV. Các văn bản pháp luật và văn bản chính sách đã tham gia soạn thảo (Là thành viên Tổ biên tập, Ban soạn thảo)

  • Nghị định sửa đổi Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về phân loại đô thị (sau đổi thành Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Quốc hội về phân loại đô thị).
  • Thông tư số 12/2014/TT-BXD của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị.
  • Thông tư số 12/2016/TT-BXD của Bộ xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù
  • Thông tư số 10/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng.
  • Thông tư số 13/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
  • Thông tư số 16/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • Báo cáo phát triển đô thị Quốc gia Việt Nam cho Hội Nghị toàn cầu về nhà ở và đô thị - Habitat III - 2016
  • Báo cáo OECD đánh giá chính sách đô thị Việt Nam - 2017
  • Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018)
  • Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị (đã trình UBTV Quốc hội) (nội dung được giao dự thảo: Phân loại đô thị, Quản lý nhà nước về phát triển đô thị; các mô hình mới trong phát triển đô thị)
  • Báo cáo Đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch 5 năm 2021-2025 (Báo cáo phục vụ xây dựng Chiến lược 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch 05 năm 2021-2030 và Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng).
  • Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về Quản lý đầu tư phát triển đô thị (nội dung được giao dự thảo: các mô hình phát triển đô thị tăng trưởng xanh, sinh thái, thông minh và thích ứng với biến đổi khí hậu).
  • Chuyên đề phục vụ việc xây dựng dự thảo Nghị quyết “Đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Xây dựng trình Bộ Chính trị

V. Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đã tham gia

1. Đề tài, dự án chủ trì nghiên cứu

  • Dự án SNKT “Đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch 5 năm 2021-2025”
  • Đề tài cấp Bộ “Điều tra, khảo sát và đề xuất phương thức tổ chức phân loại, quản lý các mô hình phát triển đô thị”
  • Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng quy trình xin ý kiến cộng đồng trong các dự án phát triển đô thị”
  • Đề tài cấp Bộ: Xây dựng tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật về công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” và “Tài liệu đào tạo về công trình xanh”.

2. Đề tài, dự án tham gia nghiên cứu

  • Chiến lược phát triển công trình xanh Việt Nam;
  • Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí đánh giá công trình xanh ở Việt Nam;
  • Nghiên cứu tổng quan kinh nghiệm các nước về xây dựng chính sách và thực thi chương trình tiết kiệm năng lượng trong các công trình cao tầng;
  • Đánh giá rủi ro lũ lụt cực lớn đến phát triển đô thị Hà Nội (Hợp tác nghiên cứu giữa Trường ĐH Liên hợp quốc - United Nations University, ĐH Kyoto, Viện công nghệ Châu Á - Asian Technology Institute, Ủy ban Phòng chống lụt bão VN)

3. Dự án, nhiệm vụ nghiên cứu theo các hợp đồng tư vấn độc lập

  • Integrated Land Use and Transportation Planning for Hanoi (Tích hợp quy hoạch giao thông và quy hoạch sử dụng đất trong quản lý phát triển đô thị của TP Hà Nội). Cơ quan ký và quản lý hợp đồng: World Bank và UBND thành phố Hà Nội
  • Studies on Urban Planning and Management for Vietnam (Các nghiên cứu quy hoạch và quản lý đô thị cho Việt Nam). Cơ quan ký và quản lý hợp đồng: JICA
  • National Programme for Promoting Green Buildings in Vietnam (Chương trình quốc gia thúc đẩy phát triển công trình xanh ở Việt Nam). Cơ quan ký và quản lý hợp đồng: UNEP và Bộ Xây dựng
  • Integration of disaster risk mitigation into Socio-economic development plan in Northern Mountains provinces (Lồng ghép giảm thiểu rủi ro thiên tai vào Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của 6 tỉnh miền núi phía Bắc). Cơ quan ký và quản lý hợp đồng: World Bank và Bộ Kế hoạch và đầu tư
  • Policy Study for Climate Change Adaptation and Disaster Risk Management (Nghiên cứu chính sách cho thích ứng biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai) ). Cơ quan ký và quản lý hợp đồng:  UNDP và Đối tác quản lý thiên tai Việt Nam;
  • Harmonizing Poverty Reduction and Environmental Goals in Policy and Planning for Sustainable Development (Hài hòa mục tiên xóa đói giảm nghèo và môi trường trong quy hoạch, phát triển bền vững). Cơ quan ký và quản lý hợp đồng: UNDP, DFID và Bộ Tài nguyên môi trường.

VI. Các ấn phẩm đã công bố

  • Sách: Urban Risk Reduction: An Asian Perspective, 341 trang; các tác giả Rajib Shaw, Hari Srinivas và Anshu Sharma; NXB Springer (Springer Publication), 2009; là tác giả của chương: “Urban Flood Risk Management
  • Sách: Climate Change and Sustainable Urban Development in Africa and Asia,   262 trang;  các tác giả Asfaw Kumssa và Belinda Yuen; NXB Springer (Springer Publication), 2010; là tác giả của chương: “Housing and Climate Change: Adaptation Strategies in Vietnam”
  • Sách: Hướng dẫn kỹ thuật công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, 322 trang, NXB Xây dựng, 2012; Đồng tác giả
  • Sách: Thiết kế công trình xanh - Tài liệu đào tạo, 299 trang; NXB Xây dựng, 2012; Đồng tác giả
  • Sách: Environmental Sustainability in Asia:Progress, Challenges and Opportunities in the Implementation of the Sustainable Development Goals;  NXB Korea Environment Institute, 2017; Tác giả của  chương: “Sustainable Cities and Communities in Vietnam - Potential and Challenges”
  • 04 bài báo quốc tế, 30 bài báo tiếng Việt cho các tạp chí khoa học chuyên ngành quy hoạch và quản lý đô thị; Hơn 40 bài trình bày đăng trong kỷ yếu hội thảo về các chủ đề Quy hoạch đô thị, Chính sách phát triển đô thị, Công trình xanh, Quản lý rủi ro thiên tai, Thích ứng với biển đổi khí hậu

VII. Tham gia công tác đào tạo:

  • Giảng dạy môn học “Quản lý rủi ro trong quy hoạch và phát triển đô thị” cho chương trình đào tạo Tiến sỹ của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Tham gia hướng dẫn 04 Nghiên cứu sinh của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Viện Kiến trúc quốc gia.

Thành viên khác