Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2018 của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia

Ngày 17/4/2018, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia đã ban hành Quyết định 180B/QĐ-VQHQG về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia

Mục đích nhằm tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc điều hành, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (Sau đây viết tắt là PCTN); Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp PCTN theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc, đồng bộ, thống nhất, có hiệu quả Luật PCTN, tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức và người làm việc về công tác PCTN; tăng cường phát hiện, xử lý kịp thời   các hành vi tham nhũng, kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật.

 Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia gồm các nội dung sau:

1.Nâng cao vai trò, trách nhiệm của công chức, viên chức, người làm việc nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác PCTN

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị  phải nêu cao tính tiên phong, gương mẫu để lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN; phải chịu trách nhiệm khi xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị do mình quản lý. Thường xuyên chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, hiệu quả các chủ chương, nhiệm vụ, giải pháp về PCTN theo quy định pháp luật.

Tăng cường thực hiện các biện pháp PCTN; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện PCTN. Thực hiện chặt chẽ công tác phối hợp nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và toàn thể công chức, viên chức, người làm việc trong PCTN. Xử lý nghiêm, triệt để các hành vi, vụ việc tham nhũng

Gắn công tác PTCN với việc thực hiện có hiệu quả chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách xây dựng đảng hiện nay; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Kịp thời khen thưởng những tấm gương tiêu biểu và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

2. Rà soát, hoàn thiện quy chế, quy định nội bộ để bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của công tác PCTN

Thực hiện việc rà soát, sửa đổi, ban hành mới theo thẩm quyền các quy chế, quy định nội bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn. Loại bỏ các quy định thiếu chặt chẽ, dễ gây sơ hở để lợi dụng, tham nhũng, lãng phí tiền, tài sản và thời gian lao động.

Xác định PCTN gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được tiến hành thường xuyên, liên tục của tập thể và cá nhân nhằm khắc phục tình trạng lãng phí nguồn lực trong cơ quan, đơn vị.

3. Thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, đơn vị

3.1 Công khai minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị

Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật gồm các nội dung: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của viên chức và người làm việc; việc bố trí, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công; công tác tổ chức cán bộ như bổ nhiệm, luân chuyển, nâng lương, tiếp nhận, tuyển dụng viên chức; công tác quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, chuyển ngạch, luân chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí … đối với viên chức và người lao động trong cơ quan. Công khai tại cuộc họp; niêm yết tại trụ sở làm việc; thông báo bằng văn bản; đưa lên trang thông tin điện tử; cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

3.2. Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ. Tiếp tục thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức, nghề nghiệp của viên chức, người làm việc trong thực hiện nhiệm vụ công tác; ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”; thực hiện quy định về tặng quà, nộp lại quà tặng.

3.3. Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý. Tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các phòng chức năng và các đơn vị thuộc Viện để xử lý công việc nhanh, gọn, không trồng chéo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan đơn vị, phát huy hiệu quả hình thức họp trực tuyến để tiết kiệm thời gian và chi phí.

4. Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập quy định tại Nghị quyết số 126/NQ-CP, ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm giám sát của công chức, viên chức về minh bạch tài sản thu nhập.

Chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập hàng năm và chế độ báo cáo về công tác kê khai, công khai theo quy định. Hàng năm, các cán bộ thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập đều kê khai bổ sung. Bản kê khai tài sản thu nhập của toàn bộ Lãnh đạo Viện, trưởng phó các đơn vị trong viện được công khai tại bản tin của phòng tổ chức hành chính để tất cả các cán bộ trong toàn Viện có thể tìm hiểu, xem và có ý kiến.

Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kê khai tài sản và thu nhập đối với các đối tượng phải kê khai, tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai theo quy định.

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sai phạm, kiên quyết không được để lọt những cán bộ không đủ tiêu chuẩn có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng.

Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, giám sát trong cơ quan, đơn vị. Nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực; Nâng cao đạo đức, kỷ luật, kỷ cương công vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Tiếp nhận, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng, và xử lý phản ánh về hành vi tham nhũng. Kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm theo quy định.

6. Tuyên truyền và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phòng, chống tham nhũng

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật trong đó có lồng ghép các nội dung về Luật phòng chống tham nhũng. các chương trình hành động của Chính phủ và Bộ Xây dựng liên quan đến phòng chống tham nhũng. Phổ biến thông tin tới các đơn vị trong Viện thông qua hình thức gửi văn bản, đăng thông tin lên website, văn phòng điện tử, thư viện, trao đổi tại các buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ. Qua đó nâng cao kiến thức, nhận thức của cán bộ, viên chức về chủ trương của Đảng, Chính phủ, Nhà nước trong việc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

7. Phối hợp, thực hiện các nhiệm vụ được giao với các đơn vị trong Bộ về công tác phòng chống tham nhũng.

 

(Nguồn:viup.vn)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website