Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia

Ngày 14/03/2023, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia đã ban hành Quyết định 79/QĐ-VQHQG về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia

Mục đích nhằm tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc điều hành, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (Sau đây viết tắt là PCTN);

Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp PCTN theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp PCTN.

Tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhận thức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và đội ngũ công chức, viên chức và người làm việc; tăng cường phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý kịp thời các hành vi, vụ việc tham nhũng, kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người làm việc có phẩm chất, có năng lực và có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia gồm các nội dung sau:

1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của công chức, viên chức, người làm việc nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác PCTN

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền, đoàn thể trong công tác phòng chống tham nhũng. Kịp thời quán triệt nội dung các văn bản về phòng chống tham nhũng đến toàn thể cán bộ trong đơn vị.

Lãnh đạo Viện, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc phải gương mẫu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN. Xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật các vụ việc có liên quan đến tham nhũng.

Lãnh đạo Viện xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, phân công trách nhiệm cụ thể cho đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm cụ thể đạt hiệu quả cao nhất về tang cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Viện phân công đồng chí Phạm Thị Thanh Hoa - Phó viện trưởng phụ trách công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Viện.

2. Rà soát, hoàn thiện quy chế, quy định nội bộ để bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của công tác PCTN

Xây dựng các văn bản, quy định quy chế nhằm cụ thể hóa các chế độ chính sách của Đảng và nhà nước, các định mức, tiêu chuẩn, chế độ để phục vụ tốt công tác quản lý của nhà nước.

Rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện các quy chế cho phù hợp với từng giai đoạn.

Trong công tác tài chính: Rà soát quy chế chi tiêu nội bộ và kiểm soát mọi hoạt động thu chi theo quy chế. Thực hiện công khai tài chính nhằm phòng chống tham nhũng.

3. Thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, đơn vị

Công khai minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật gồm các nội dung: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của viên chức và người làm việc; việc bố trí, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác, công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị.

Kiểm soát xung đột lợi ích.

Xây dựng, thực hiện định mức, tiêu chuẩn chế độ trong cơ quan đơn vị.

Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.

Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan đơn vị.

Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý.

4. Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ

Viện phải thực hiện nghiêm túc việc phổ biến, quán triệt Nghị định 78/2913/NĐ-CP ngày 17/07/2013 của Chính phủ về Minh bạch tài sản;

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập quy định tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm giám sát của công chức, viên chức về minh bạch tài sản thu nhập.

Chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập hàng năm và chế độ báo cáo về công tác kê khai, công khai theo quy định. Hàng năm, các cán bộ thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập đều kê khai bổ sung. Bản kê khai tài sản thu nhập của toàn bộ Lãnh đạo Viện, trưởng phó các đơn vị trong viện được công khai tại bản tin của phòng tổ chức hành chính để tất cả các cán bộ trong toàn Viện có thể tìm hiểu, xem và có ý kiến.

Đơn vị thực hiện: Các đơn vị thuộc Viện

Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kê khai tài sản và thu nhập đối với các đối tượng phải kê khai, tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai theo quy định.

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sai phạm, kiên quyết không được để lọt những cán bộ không đủ tiêu chuẩn có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng.

Tiếp nhận, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng, và xử lý phản ánh về hành vi tham nhũng, tiêu cực. Kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm theo quy định.

Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, giám sát trong cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm túc có hiệu quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.

Thực hiện tiếp nhận, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng, và xử lý phản ánh về hành vi tham nhũng. Kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm theo quy định.

6. Tuyên truyền và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phòng, chống tham nhũng

Tổ chức  tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật trong đó có lồng ghép các nội dung về Luật phòng chống tham nhũng. các chương trình hành động của Chính phủ và Bộ Xây dựng liên quan đến phòng chống tham nhũng. Phổ biến thông tin tới các đơn vị trong Viện thông qua hình thức gửi văn bản, đăng thông tin lên website, văn phòng điện tử, thư viện, trao đổi tại các buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ. Qua đó nâng cao kiến thức, nhận thức của cán bộ, viên chức về chủ trương của Đảng, Chính phủ, Nhà nước trong việc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Phối hợp, thực hiện các nhiệm vụ được giao với các đơn vị trong Bộ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tổ chức thực hiện:

Lãnh đạo Viện và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện chủ động, tích cực nêu cao vai trò trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống tham nhũng; xác định dây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Phòng Tổ chức hành chính, Ban thanh tra nhân dân: Theo dõi đôn đốc thực hiện kế hoạch; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc triển khai thực hiện kế hoạch; Tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện.

Các đơn vị thuộc Viện: Chủ động triển khai công tác phòng chống tham nhũng tại đơn vị. Báo cáo kết quả thực hiện, cũng như các vướng mắc trong quá trình triển khai công tác về Phòng Tổ chức hành chính để báo cáo Lãnh đạo Viện.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp phát sinh, vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung thực hiện nhiệm vụ cụ thể các đơn vị cần chủ động đề xuất báo cáo để Lãnh đạo Viện xem xét quyết định.

(Nguồn:viup.vn)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website