Quang cảnh cuộc họp
Dựa trên tiềm năng, vị thế và yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, tầm nhìn phát triển Thành phố được xác định là: “THÀNH PHỐ TOÀN CẦU - GIÀU BẢN SẮC VÀ ĐÁNG SỐNG”.
Theo đề xuất của Liên danh tư vấn về mô hình cấu trúc và hướng phát triển đô thị, thành phố phát triển theo mô hình đa tâm và đa dạng không gian sinh thái, phát triển theo cả 4 hướng; Hội tụ nguồn lực phát triển đô thị bởi sông Sài Gòn và 9 trục phát triển (4 trục Bắc – Nam và 5 trục Đông – Tây); Lan tỏa cơ hội kinh tế theo 2 vành đai và hành lang kinh tế biển.
Thành phố được tổ chức theo 5 vùng đô thị, với các trung tâm chính ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh (Vùng Sài Gòn, Chợ Lớn), Trường Thọ - Rạch Chiếc, Phú Mỹ Hưng (mở rộng), Tân Kiên, Khu vực Tây Bắc Hóc Môn – Tây Nam Củ Chi, bao gồm:
(1) Vùng đô thị trung tâm:
Các chức năng chính là hành chính, đối ngoại, thương mại, dịch vụ, kinh tế tri thức, đô thị sáng tạo…; Trung tâm của vùng đô thị trung tâm là khu vực trung tâm Sài Gòn, Chợ Lớn, đồng thời là trung tâm chính của toàn Thành phố, mang tầm quốc tế.
(2) Thành phố Thủ Đức: - Các chức năng chính: đô thị sáng tạo, giáo dục, đào tạo, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính, y tế, du lịch sinh thái…, trong đó, trung tâm tài chính quốc tế được định hướng phát triển tại khu vực Thủ Thiêm; (3) Vùng đô thị phía Bắc: - Là vùng đô thị dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái - văn hoá - lịch sử, dịch vụ sinh thái môi trường, nông nghiệp công nghệ, nông nghiệp cảnh quan, hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao; công nghiệp, đào tạo,… |
- Là vùng đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trung tâm y sinh hóa dược, giáo dục đào tạo,…
(5) Vùng đô thị phía Nam:
- Là vùng đô thị công nghệ cao, sinh thái nước, kinh tế tri thức, văn hoá nghệ thuật, triển lãm, hội chợ, giải trí, du lịch sinh thái, công nghiệp, logistic, trung tâm kinh tế biển…
Đồ án cũng đưa ra định hướng phát triển không gian đô thị dọc sông Sài Gòn với mục tiêu không gian dọc sông Sài Gòn là trọng tâm phát triển mang tính chất đột phá trong thế kỷ tới, nhằm đưa TP. Hồ Chí Minh lên tầm cao mới, đẳng cấp quốc tế. Không gian ven sông Sài Gòn được quy hoạch làm mặt tiền cho đô thị, phát triển dải đô thị hai bên sông như “trái tim mở rộng” – vùng trung tâm quan trọng và có giá trị nhất của Thành phố, để sông Sài Gòn trở thành điểm đến quý giá không thể thiếu của mọi người dân và du khách - điểm đến mang bản sắc độc đáo, gắn với cảnh quan của dòng sông trong xanh, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã đóng góp các ý kiến để nâng cao chất lượng đồ án.
Phát biểu kết luận, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi khẳng định đây là giai đoạn về đích trong xây dựng quy hoạch TP. Hồ Chí Minh, do đó cần tập trung thời gian, nhân lực để hoàn thiện tốt nhất có thể.
Với những vấn đề còn chưa rõ đề nghị tổ chức các hội nghị chuyên đề, phân tích, đánh giá để đi đến kết luận thống nhất. Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi giao cho các sở, ngành có những đề xuất cụ thể để bổ sung, hoàn thiện tốt nhất dự thảo quy hoạch, cũng như tham mưu kế hoạch triển khai quy hoạch để thực hiện ngay sau khi được phê duyệt.