Quang cảnh chung
ThS. Nguyễn Thị Lan Anh thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày nội dung tóm tắt của dự án. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH, NBD, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và sông Mê Công chịu ảnh hưởng nặng nhất. Vùng duyên hải Bắc Bộ (DHBB) nằm trong vùng ĐBSH cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Việc rà soát QHC các đô thị thuộc vùng Duyên hải Bắc Bộ, đề xuất nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong điều chỉnh QHC các đô thị" nhằm hướng dẫn lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong các đồ án điều chỉnh QHC các đô thị và đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào QHV DHBB nhằm tăng khả năng thích ứng với BĐKH của các đô thị trong vùng nói riêng và toàn vùng nói chung là hết sức cần thiết.
ThS. Nguyễn Thị Lan Anh báo cáo nội dung dự án
Mục tiêu của dự án nhằm triển khai dự án thứ 2 của Đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH giai đoạn 2013-2020": tích hợp nội dung ứng phó BĐKH vào quy hoạch và chương trình, kế hoạch phát triển đô thị; cảnh báo các rủi ro tại các khu vực phát triển đô thị có khả năng chịu tác động từ BĐKH; Rà soát và xác định nội dung ứng phó với BĐKH, NBD cần lồng ghép khi thực hiện lập và điều chỉnh QHC các đô thị vùng Duyên hải Bắc Bộ; Hướng dẫn lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong đồ án lập và điều chỉnh QHC các đô thị nghiên cứu; Đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào quy hoạch vùng DHBB. Phạm vi nghiên cứu: 5 tỉnh/thành phố thuộc vùng DHBB. Trong đó, nghiên cứu cụ thể cho 9 đô thị thuộc 5 tỉnh.
Phó Viện trưởng Nguyễn Thành Hưng làm chủ tịch chủ hội đồng
Theo các tiêu chí về khí hậu và địa hình, nhóm nghiên cứu phân vùng DHBB thành 4 tiểu vùng: Khu vực ven biển và hải đảo; Khu vực miền núi; Khu vực đồng bằng ven biển; Khu vực trung du và đồng bằng trũng thấp và nhận diện tác động của BĐKH, NBD tới không gian đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn theo từng tiểu vùng. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình lồng ghép và đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD cho các đô thị thuộc 4 tiểu vùng nằm trong vùng DHBB cũng như đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong đồ án điều chỉnh QHXD vùng DHBB.
Tại cuộc họp, các thành viên hội đồng đề nghị nhóm nghiên cứu làm rõ việc phân chia thành 4 tiểu khu, cân đối khối lượng giữa các phần, phần kinh nghiệm quốc tế cần gắn với việc quản lý phát triển các đô thị ven biển. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu nên mời thêm các chuyên gia quy hoạch tham gia cùng để nâng cao chất lượng dự án.