Đó là năm 2011 và khi đó Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu đưa ra một báo cáo mang tính đột phá về thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu. PGS. Lưu Đức Cường tình cờ đọc được tin tức trên mạng và nhận thấy rằng Việt Nam được coi là một trong năm quốc gia hàng đầu bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi biến đổi khí hậu.
"Ngay lập tức tôi đã đi đến một thư viện địa phương, mượn báo cáo đầy đủ và đọc nó ... đây là lần đầu tiên tôi chú ý đến biến đổi khí hậu trong bối cảnh của Việt Nam." – Ông nói.
Trong năm năm tiếp theo kể từ đó, PGS. Lưu Đức Cường đã chuyển trọng tâm nghiên cứu của mình từ quy hoạch môi trường sang nghiên cứu về biến đổi khí hậu, cụ thể hơn là , tiến hành nghiên cứu về rủi ro khí hậu và khả năng ứng phó tại Việt Nam.
Ông Cường cho rằng tầm quan trọng về chính sách cần phải có dẫn chứng. Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, nơi ông làm Phó Viện trưởng, là một viện nghiên cứu trực thuộc cơ quan chính phủ, và theo ông, đây là nơi tốt nhất để tạo ra dẫn chứng này.
Ông nói: "Vai trò của tôi là thông báo cho chính phủ các vấn đề quan trọng mà họ cần phải biết và giải quyết."
Ông bắt đầu bằng cách gửi một đề xuất với Bộ Xây dựng để nghiên cứu tác động về biến đổi khí hậu đối với các thành phố ven biển trong cả nước. Ông Cường nói, "Lúc đó, nhiệm vụ của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên về chủ đề biến đổi khí hậu và quy hoạch đô thị và nông thôn ở Việt Nam ... Trước khi chúng tôi thực hiện nghiên cứu này, thì chính quyền địa phương chỉ xem xét quy hoạch đô thị, họ chưa bao giờ quan tâm đến biến đổi khí hậu."
Việc đó đã làm cho chính phủ Việt Nam mất một năm để thức tỉnh và chú ý, hỗ trợ không nhỏ bằng việc tổ chức ngày càng nhiều các sự kiện đặc biệt. Trong 4 năm qua, đã có một số trường hợp lũ lụt nặng nề ở Việt Nam. Ví dụ mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng trong năm 2015 ở tỉnh Quảng Ninh, miền Bắc Việt Nam được coi là tồi tệ nhất trong 40 năm qua, với lượng mưa ước khoảng 1,500mm trong chín ngày. Ông Cường nhớ lại: "Đó là một tỉnh ven biển và một di sản quốc gia. Toàn bộ nơi này chìm trong nước và chính quyền tỉnh đã yêu cầu chúng tôi một cách nghiêm túc. "
PGS. Lưu Đức Cường lần đầu biết về các dự án ACCCRN trong tại một hội thảo ở Hà Nội, do Quỹ Rockefeller tổ chức.
“Chúng ta phải tập trung vào việc thay đổi chính sách ở quy mô địa phương và quốc gia nhằm xây dựng khả năng ứng phó."- PGS. Lưu Đức Cường nói.
"Đề xuất của tôi với chính phủ là tập trung vào những thay đổi chính sách ở cấp địa phương và quốc gia. Có rất nhiều thành phố ở Việt Nam. Các chương trình (ACCCRN) không thể phủ khắp 800 thành phố. Dự án không chỉ hỗ trợ cho một số thành phố, mà còn hỗ trợ chính phủ Việt Nam thông qua các khuyến nghị cho chính sách quốc gia. "
Quỹ Rockefeller đã chấp nhận đề xuất của ông, và là một thành viên của chương trình ACCCRN, ông Cường có thể xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu đô thị cho chính phủ và chính quyền cấp tỉnh. Những nghiên cứu của PGS. Cường trước khi tham gia vào ACCCRN tập trung vào một số khía cạnh chọn lọc của biến đổi khí hậu như những tác động tới cơ sở hạ tầng, tích hợp với đánh giá môi trường… Cùng với ACCCRN, con đường nghiên cứu của ông trở nên rộng mở hơn.
Hà Nội chìm trong ngập lụt vào năm 2008
Nỗ lực của ông Lưu Đức Cường đã có một số thành công vì một phần nghiên cứu của ông đã được sử dụng trong công tác đào tạo cho chính quyền địa phương, làm cho họ nhận thức được ảnh hưởng của chính sách trong nghiên cứu của ông. Ông cũng được giao nhiệm vụ xem xét các chính sách quy hoạch đô thị hiện có và xem liệu kế hoạch do chính quyền địa phương lập ra có lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu không. Vì thế, một mặt, ông cố gắng xây dựng năng lực của chính phủ, mặt khác, xem xét liệu các chính sách hiện hành đã lồng ghép với vấn đề khí hậu chưa.
Ông Cường cảm thấy rằng vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua. Thứ nhất, Việt Nam có một hệ thống quản lý từ trên xuống và cho đến khi có luật lệ rõ ràng về ứng phó với biến đổi khí hậu, thì các cấp thấp hơn không thể giải quyết biến đổi khí hậu một cách hiệu quả.
Rất ít cán bộ chính phủ hiểu biết đầy đủ về biến đổi khí hậu. "- Lưu Đức Cường
Thứ hai, trong khi chính quyền và các nhà lãnh đạo thành phố nhận thức được biến đổi khí hậu và tác động của nó, thì các nhà lãnh đạo chính phủ lại không thấy biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu. Theo ông Cường "Các ưu tiên như giảm nghèo, vệ sinh và cấp nước" được ưu tiên hàng đầu ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Cuối cùng, có một thách thức nữa là năng lực không đáp ứng. Ông nói: Rất ít cán bộ ngoài Bộ Xây dựng, hiểu biết đầy đủ về biến đổi khí hậu .
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, PGS. Lưu Đức Cường là người thành phố và nhận thấy quy hoạch đô thị có thể giải quyết biến đổi khí hậu một cách hiệu quả. "Các thành phố đóng góp 70% lượng khí thải nhà kính. Tác động khí hậu còn nghiêm trọng hơn ở các vùng nông thôn. Việt Nam đang đô thị hóa với tỷ lệ 30%.
"Tôi cảm thấy cần phải thông báo cho người dân và chính phủ."
Ông tin rằng công việc của mình là có thể do xu hướng của ông để lãnh đạo và cố vấn cho những người khác. Đó cũng là những thách thức với ông.
"Tôi làm lãnh đạo khi tôi còn rất trẻ. Khi đó, tôi vừa bảo vệ xong luận án tiến sỹ. Vào thời điểm đó, hầu hết các nhân viên đều lớn tuổi hơn tôi. Đầu tiên, tôi cần thuyết phục họ. Tôi mất một năm để thuyết phục họ bằng công việc của tôi ".
Ông Cường lưu ý rằng các cơ quan nhà nước Việt Nam có sự phân cấp và ông đã phải dần dần làm quen với nó. PGS. Cường coi thời gian làm NCS ở Canada như trang bị cho mình những tư duy khác nhau. Ông cho biết, ông khuyến khích nhân viên của mình chia sẻ ý kiến của họ. "Chỉ khi thế hệ trẻ nói ra họ mới có thể thuyết phục cấp trên của họ về tầm quan trọng của những vấn đề như biến đổi khí hậu."
Giới thiệu sách do PGS. Lưu Đức Cường chủ biên: Hướng dẫn lồng ghép ứng phó tác động biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị ở Việt Nam
Trong nghiên cứu chi tiết này, tác giả Lưu Đức Cường và các đồng tác giả cung cấp hướng dẫn toàn diện về làm thế nào để lồng ghép biến đổi khí hậu vào quá trình ra quyết định ở các thành phố tại Việt Nam. Báo cáo này đưa ra nhiều bài học có thể chuyển giao cho các nhà quy hoạch đô thị và các nhà ra quyết định, nêu bật những thách thức và giải pháp để xây dựng khả năng ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu một cách hiệu quả trong trường hợp mô hình quản lý phức tạp đã tồn tại.
Link:https://www.acccrn.net/blog/acccrn-champion-prof-luu-duc-cuong-hanoi-vietnam