KTS Nguyễn Thế Phương thay mặt nhóm nghiên cứu Trung tâm QHXD2 trình bày tóm tắt nội dung nghiên cứu
KTS Nguyễn Thế Phương thay mặt nhóm nghiên cứu Trung tâm QHXD2 trình bày tóm tắt nội dung nghiên cứu. Theo đó, phạm vi nghiên cứu lập QHC xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà - tỉnh Yên Bái đến năm 2040 bao gồm toàn bộ diện tích mặt nước hồ Thác Bà và vùng phụ cận thuộc địa giới hành chính huyện Yên Bình và huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Ranh giới được xác định như sau:
Quy mô nghiên cứu quy hoạch khoảng 53.388,58ha
Mục tiêu cụ thể lập quy hoạch nhằm phát huy các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa dân tộc, bản sắc địa phương đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển du lịch của tỉnh Yên Bái cũng như vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; Định hướng tổ chức không gian, quy hoạch sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, hạ tầng xã hội và dịch vụ đồng bộ cho Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà.
Về định hướng quy hoạch các phân khu, Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà được phân thành 4 phân khu với các định hướng sau:
Phân khu 01: Khu văn hóa sinh thái Lục Yên, quy mô đất khoảng 15.607,69ha. Phát triển chủ yếu trên địa bàn các xã của huyện Lục Yên. Khu vực phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp với thung lũng sân golf, các khu resort sinh thái…
Phân khu 02: Khu trung tâm phía Tây kết nối cao tốc IC Nội Bài – Lào Cai, quy mô đất khoảng 18.548,34ha. Là phân khu phát triển các loại hình dịch vụ thương mại du lịch hỗn hợp. Khu vực là cửa ngõ kết nối với tuyến cao tốc, trung tâm vận tải, đón tiếp.
Phân khu 03: Khu trung tâm cửa ngõ phía Nam, quy mô đất khoảng 6.015,32ha. Là khu vực tập trung phát triển đô thị với 2 đô thị hiện hữu là thị trấn Yên Bình – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Yên Bình và thị trấn Thác Bà. Là phân khu có vị trí kết nối thuận tiện nhất với thành phố Yên Bái và Phú Thọ. Khu vực điểm tiếp cận phía Nam và cửa ngõ trung chuyển của vùng hồ Thác Bà.
Phân khu 04: Khu du lịch sinh thái đảo và quần đảo, quy mô đất khoảng 13.217,23ha. Là khu vực phát triển trên nền tảng tự nhiên và văn hóa bản địa. Với lợi thế cảnh quan tự nhiên đa dạng của núi đồi và rất nhiều đảo nhỏ, trong đó đặc biệt kể đến dãy núi Cao Biền hướng đến phát triển du lịch tâm linh, giải trí sinh thái. Ngoài ra, còn có một số các làng bản dân tộc cần được gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thu hút các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng như làng văn hóa Ngòi Tu.
Đồ án đã đưa ra định hướng phát triển không gian các ngành kinh tế, các khu vực phát triển du lịch tập trung, định hướng phát triển không gian cho các điểm du lịch, định hướng phát triển các không gian dịch vụ du lịch, định hướng phát triển kiến trúc – cảnh quan.
Bên cạnh đó, đồ án đưa ra định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đánh giá môi trường chiến lược và dự án ưu tiên đầu tư.
Các thành viên hội đồng đã góp ý cho đồ án như cần bổ sung một số nội dung trong quy hoạch tỉnh Yên Bái mà Viện mới thực hiện, bổ sung đánh giá vị trí, vai trò của khu du lịch hồ Thác Bà đối với các khu du lịch trong tỉnh, cập nhật số liệu cho chính xác…
Phó Viện trưởng Phạm Thị Nhâm chủ tịch hội đồng
Kết luận cuộc họp, Phó Viện trưởng Phạm Thị Nhâm đánh giá đồ án được nghiên cứu kỹ lưỡng, công phu. Tuy nhiên, bà đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các thành viên hội đồng, chỉnh sửa báo cáo thuyết minh cho dày dặn, bổ sung phân tích đánh giá hiện trạng; Ranh giới nghiên cứu cần chuẩn theo đề cương nhiệm vụ; Bổ sung thêm bản đồ mối quan hệ với tỉnh Yên Bái… Phó Viện trưởng yêu cầu nhóm nghiên cứu sớm chỉnh sửa hoàn thiện đồ án để trình Bộ Xây dựng thẩm định.
Quang cảnh chung