Hội đồng KHKT VIUP họp góp ý đồ án “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đến năm 2040”

Ngày 30/10/2020 hội đồng KHKT VIUP họp góp ý Đồ án “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đến năm 2040”. Hội đồng do Viện trưởng Lưu Đức Cường làm chủ tịch. Tham dự cuộc họp có ông Trần Văn Sen, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Hương Sen. Ông Đỗ Văn Bình Giám đốc Công ty TNHH du lịch dịch vụ Hương Sen – Đại Việt.

Quang cảnh chung

ThS.KS Đỗ Quý Hải trình bày tóm tắt nội dung đồ án

Ths. KTS Lê Hoàng Phương phản biện nội dung đồ án

Theo báo cáo do ThS.KS Đỗ Quý Hải – Chủ nhiệm đồ án trình bày, phạm vi nghiên cứu mở rộng bao gồm: Vùng tỉnh Thái Bình và vùng tiếp giáp các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên. Trong đó, phạm vi nghiên cứu trực tiếp là toàn bộ địa giới hành chính của huyện Hưng Hà gồm: 33 xã và 02 thị trấn. Diện tích: 21.028 ha.

Mục tiêu của QHXD vùng huyện Hưng Hà nhằm:

- Cụ thể hóa Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX; Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Hưng Hà lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.

- Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, đáp ứng mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 thành lập thị xã Hưng Hà, đến năm 2040 thành lập thành phố Hưng Hà cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.

- Khai thác có hiệu quả những lợi thế trong mối liên hệ với vùng thủ đô Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam và thành phố Thái Bình; phát huy vị trí chiến lược của huyện Hưng Hà để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, khai thác các thế mạnh về đầu mối giao thông, công nghiệp, du lịch tâm linh, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tạo dựng hình ảnh là huyện có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử và nhân văn.

- Xây dựng cấu trúc không gian vùng huyện, liên kết đô thị, điểm dân cư nông thôn, liên kết các cực tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tính ổn định, phát triển bền vững, kết hợp chặt chẽ việc bảo đảm an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.

- Làm cơ sở pháp lý để lập các quy hoạch chung, quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật cấp vùng và xây dựng các chương trình phát triển đô thị.

Trên cơ sở cấu trúc không gian vùng, đồ án đề xuất phân chia toàn bộ không gian vùng lập quy hoạch thành 06 phân vùng quản lý phát triển, cụ thể là: - Phân vùng (1) phát triển đô thị - hành chính, dịch vụ - công nghiệp. - Phân vùng (2) phát triển du lịch - dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao. - Phân vùng (3) phát triển đô thị - du lịch, dịch vụ - công nghiệp. - Phân vùng (4) phát triển công nghiệp - nông nghiệp công nghệ cao. - Phân vùng (5) phát triển sinh thái - cảnh quan và môi trường. - Phân vùng (6) phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tại cuộc họp các thành viên hội đồng đã đóng góp nhiều ý kiến cho nhóm nghiên cứu.

Ông Trần Văn Sen gửi gắm những kỳ vọng của người con Thái Bình vào đồ án

Kết luận cuộc họp, Viện trưởng Lưu Đức Cường đánh giá đồ án đi đúng hướng. Đồ án không chỉ dừng lại ở quy hoạch vùng huyện mà phải tích hợp đa ngành. Tuy nhiên, đồ án cần bổ sung thông tin và đánh giá thêm về điều kiện tự nhiên, thủy văn…  Đối với phần dự báo, cần đánh giá sâu hơn dự báo phát triển của tất cả các ngành, đánh giá đầy đủ một cách khoa học xem khả năng tăng quy mô dân số ở mức độ nào.

Chủ tịch hội đồng Lưu Đức Cường kết luận cuộc họp

Các phân tích đánh giá về lịch sử - văn hóa, du lịch, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; thương mại – dịch vụ cần kỹ càng hơn, rà soát quy hoạch các ngành trên và làm rõ những đề xuất mới. Theo ông, cần phân vùng từ góc độ cảnh quan, chỉ ra khu vực bảo tồn sinh thái, khu vực cảnh quan nông nghiệp, khu vực gắn với cảnh quan đô thị. Ngoài ra, ông cho ý kiến về sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… Ông đề nghị nhóm nghiên cứu dành thời gian nâng tầm đồ án lên một bước nữa, vừa có cơ sở khoa học vừa thể hiện kỳ vọng của người dân Thái Bình với mảnh đất quê hương.

Một số hình ảnh tại hội nghị

(Nguồn:VIUP)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website