Hội nghị góp ý Quy hoạch trạm trung chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn 2050

Ngày 20/3/2017 tại Sở Tài Nguyên Môi trường TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị góp ý Quy hoạch trạm trung chuyển chất thải rắn thuộc đồ án Quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Quang cảnh chung

Hội nghị do bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên Môi trường chủ trì cùng sự tham gia của các đại diện sở ban ngành, các cơ quan tổ chức, đoàn thể, viện nghiên cứu, các trường đại học, các chuyên gia độc lập và đại diện các quận huyện của thành phố.

Tham dự hội nghị, về phía đơn vị tư vấn là Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia có ông Lưu Đức Cường, Phó Viện trưởng, chủ nhiệm đồ án và các cán bộ, chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu.

Thay mặt nhóm, ThS.KS Vũ Tuấn Vinh đã báo cáo nội dung tóm tắt của chuyên đề. Từ nghiên cứu về hiện trạng hệ thống các trạm trung chuyển CTR trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhóm đã đưa ra định hướng quản lý hệ thống trạm trung chuyển trên địa bàn và đề xuất giải pháp cho hệ thống trạm trung chuyển trên địa bàn thành phố. Một số đề xuất giải pháp công nghệ và các thông số kỹ thuật cho các trạm trung chuyển bao gồm: Trạm trung chuyển có tường rào, mái che, hệ thống xử lý nước rỉ rác; hệ thống hút, lọc, khử mùi; Trạm trung chuyển có khu ép riêng cho chất thải vô cơ và chất thải hữu cơ (có khu lưu chưa chất thải y tế, chất thải nguy hại, chất thải xây dựng – theo quy hoạch) và thiết lập hệ thống quan trắc môi trường thường xuyên. Về quy hoạch, cụ thể kế hoạch triển khai quy hoạch trạm trung chuyển như sau: đến năm 2025 có 27 trạm trung chuyển trong đó có 16 trạm đạt chuẩn, 11 trạm có đầu tư hệ thống hạ tầng bảo vệ môi trường, các trạm tạm thời sẽ phải loại bỏ, hình thành thêm 01 trạm xử lý CTR cục bộ tại Cần Giờ; đến sau năm 2025 có 15 trạm trung chuyển và 03 trạm trung chuyển cấp thành phố.

Ths.KS Vũ Tuấn Vinh báo cáo nội dung đồ án

Tại hội nghị này, nhóm nghiên cứu đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của đại biểu tham dự. Trên cơ sở những góp ý đó, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp thu, chỉnh sửa nhằm hoàn thiện chuyên đề này.

(Nguồn:VIUP)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website