Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại cuộc họp
Theo quy hoạch, tầm nhìn đến 2050: Bình Dương là vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; có nền kinh tế phát triển bao trùm, hài hòa giữa các khu vực”.
Phó Viện trưởng VIUP Phạm Thị Nhâm dự cuộc họp
Mục tiêu đến 2030, Bình Dương là một địa phương có kinh tế phát triển năng động, là động lực tăng trưởng, hạt nhân phát triển của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Trên cơ sở phân tích, đánh giá sát hiện trạng; xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội và khả năng phát triển, tỉnh Bình Dương đã lựa chọn kịch bản tăng trưởng với các chỉ tiêu phát triển gồm:
Tỷ lệ đô thị hóa đạt 88-90%;
Để đạt được mục tiêu, tầm nhìn phát triển, tỉnh Bình Dương xác định 05 chiến lược tích hợp gồm: (1) Liên kết hợp tác phát triển vùng; (2) Đổi mới hệ sinh thái phát triển; (3) Phát triển xã hội, nguồn nhân lực; (4) Phát triển Bình Dương xanh và (5) Phát triển theo các không gian động lực.
Quy hoạch hướng tới mô hình cấu trúc phát triển gồm: 01 trục phát triển; 02 hành lang sinh thái; 03 Vành đai liên kết; 05 vùng phát triển. Trong đó:
- 01 trục phát triển: theo trục Bắc Nam, lấy trục quốc lộ 13, Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn; Cao tốc Chơn Thành - TP HCM; đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh; đường sắt đô thị Suối Tiên - Bàu Bàng … làm trục liên kết, phát triển trục đô thị - công nghiệp -dịch vụ theo từng phân đoạn.
- 02 Hành lang sinh thái: gồm hành lang sinh thái phía Đông gắn với trục sông Đồng Nai và hành lang sinh thái phía Tây gắn với trục sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng sẽ phát triển dựa trên bảo vệ và phát huy các giá trị sinh thái, phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải đường thủy, phát triển các khu đô thị dịch vụ sinh thái, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, khu nông nghiệp sinh thái kết hợp hỗ trợ du lịch.
- 03 vành đai liên kết: Phát triển mở rộng không gian đô thị, chức năng và khung hạ tầng gắn với 03 vành đai liên kết của vùng Thành phố Hồ Chí Minh gồm: vành đai 3; vành đai 4; vành đai 5 dự kiến. Ngoài ra, mở rộng hệ thống các tuyến giao thông với các địa phương lân cận để mở ra các không gian phát triển mới cho Bình Dương.
- 05 phân vùng phát triển: gồm (1) Vùng đô thị phía Nam (TP Thuận An, Dĩ An); (2) Vùng đô thị công nghiệp dịch vụ Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, thành phố Tân Uyên); (3) Vùng đô thị cấp vùng (huyện Bàu Bàng) trọng tâm của vùng đổi mới sáng tạo, phát triển đô thị đầu mối phân phối lưu thông giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, TPHCM; (4) Tiểu vùng Đông Bắc (02 huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo); (5) Tiểu vùng Tây Bắc (huyện Dầu Tiếng).
Bí thư tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại cuộc họp
Tại cuộc họp, đa số các ý kiến của các chuyên gia đều có những đánh giá tích cực về chất lượng đồ án quy hoạch tỉnh Bình Dương, nhận định đây là một trong các đồ án có chiều sâu và được đầu tư kỹ lưỡng so với đa phần các tỉnh/thành đã trình thẩm định trong cả nước, đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định của Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn dưới luật có liên quan, đủ điều kiện thông qua Hội đồng thẩm định; đồng thời bản quy hoạch đã đưa ra được những quan điểm và tư duy mới, đột phá cũng như đúc rút được các nội dung mang tính tổng thể của quốc gia đang còn vướng mắc, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp căn cơ để giải quyết các vấn đề này.
Bên cạnh những mặt tích cực, để đồ án quy hoạch được hoàn thiện hơn, đa số các thành viên đề nghị địa phương quan tâm đánh giá sâu hơn nữa về lợi thế, tiềm năng, các thách thức và hạn chế để Bình Dương trở thành một trung tâm phát triển bền vững của vùng và cả nước. Bên cạnh đó, các chuyên gia phản biện cũng lưu ý đến quy hoạch hệ thống giao thông vận tải, hạ tầng y tế, bảo vệ môi trường… vốn đang là những điểm nghẽn cơ bản và tiềm tàng của Bình Dương hiện nay.
Hội đồng thẩm định đã nhất trí thông qua dự thảo hồ sơ quy hoạch tỉnh Bình Dương với 25/25 phiếu biểu quyết thông qua với điều kiện chỉnh sửa.