Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài "nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn lập quy hoạch đô thị phục vụ công tác đào tạo".

Chiều 19/12/2017, tại Hà Nội, Viện Quy hoạch đô thị nông thôn quốc gia (VIUP) đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở cho đề tài “Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn lập quy hoạch đô thị phục vụ công tác đào tạo”. Đề tài do TS.KS.Nguyễn Trung Dũng – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế, VIUP làm chủ nhiệm.

Tham dự cuộc họp có Chủ tịch Hội đồng là PGS.TS. Lưu Đức Cường - Quyền Viện trưởng, Thư ký Hội đồng, ThS. Vũ Tuấn Vinh, 2 ủy viên phản biện là ThS. Lê Anh Dũng, GĐ Trung tâm Quy hoạch 3 VIUP và PGS.TS. Phạm Hùng Cường, Đại học Xây dựng cùng 5 uỷ viên hội đồng và các khách mời đến từ Tạp chí Quy hoạch xây dựng, Website và lãnh đạo các phòng chức năng thuộc VIUP.

Công tác quy hoạch đô thị tại nước ta đã có nhiều chuyển biến theo hướng tăng cường hội nhập và phù hợp hơn với nền kinh tế thị truờng. Tuy nhiên công tác đạo tạo KTS, KTS quy hoạch tại các trường đại học dường như vẫn được tiến hành theo các phương pháp và giáo trình truyền thống. Hệ quả là các KTS ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu, các đơn vị tuyển dụng phải mất thêm nhiều thời gian để đào tạo lại mới có thể sử dụng hiệu quả. Do vậy, việc đúc kết tổng hợp quy trình, nội dung các bước lập quy hoạch đô thị trên thực hành để đưa vào giáo trình giảng dạy chuyên ngành là một việc làm cần thiết. Trước bối cảnh trên, Bộ Xây dựng đã đặt hàng VIUP thực hiện đề tài này.

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tổng kết quy trình và nội dung các bước lập đồ án quy hoạch đô thị trong thực tiễn để điều chỉnh tài liệu giảng dạy phương pháp lập quy hoạch cho sinh viên chuyên ngành đạo tạo KTS, KTS quy hoạch và kỹ sư quản lý đô thị. Đồng thời, đề xuất bổ sung hoàn thiện giáo trình đạo tạo một số môn học liên quan. Đề tài tập trung nghiên cứu vào công tác lập đồ án quy hoạch đô thị và nội dung chương trình đào tạo ngành quy hoạch đô thị tại các cơ sở đào tạo công lập.

Sau gần 2 năm nghiên cứu, đề tài đã đưa ra được: quy trình các bước triển khai đồ án quy hoạch đô thị trên thực tế; đề xuất hoàn thiện khung chương trình đào tạo KTSQH, KTS, KSQLĐT và đề xuất bổ sung một số môn học chính liên quan. Tham vọng của nhóm nghiên cứu sau đề tài này là biên soạn sổ tay Hướng dẫn quy trình, các bước lập các đồ án quy hoạch đô thị trên thực tế. Sản phẩm của đề tài đã đạt yêu cầu đề ra, đủ điều kiện để đưa ra Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.

Tại cuộc họp Hội đồng nghiệm thu, Các thành viên Hội đồng đánh giá cao ý nghĩa của đề tài, và thống nhất quan điểm, đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn, nội dung sản phẩm thực hiện công phu, đúng với đề cương đã đề ra. Tuy nhiên, nhóm đề tài cần bổ sung thêm một số nội dung trước khi trình Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ, như:

  • Phần tổng quan cần bổ sung thêm đánh giá về nhu cầu thị trường lao động; Làm rõ tỷ lệ thành phần điều tra xã hội học; Bổ sung thêm phần đánh giá bối cảnh nghề nghiệp…
  • Về cách thức đào tạo đề cao đào tạo mũi nhọn, bổ sung thêm các môn học đa ngành, chuyên ngành, mạnh dạn cắt bớt những môn học không cần thiết, tăng cường mời các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn về giảng dạy tại các trường, kiểm soát chặt chẽ chất lượng các đồ án, đặc biệt là các đồ án môn học, các đồ án phải có tính thực tiễn cao….
(Nguồn:VIUP)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website