VIUP: Thực trạng nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ và đề xuất một số vấn đề cần đổi mới

Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành Xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được xây dựng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn và xu thế phát triển của ngành Xây dựng trong tương lai. Trên 04 quan điểm cơ bản: (1) tập trung nguồn lực, ứng dụng làm chủ công nghệ vào các hoạt động ngành, (2) kết hợp nguồn kinh phí cho sự nghiệp KH-CN ngân sách với nguồn vốn từ các dự án hợp tác quốc tế, tập trung đầu tư nguồn vốn vào các nhiệm vụ trọng tâm và có sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn (3) Đa dạng hóa các thành phần nghiên cứu: các trường, các viện, đơn vị sự nghiệp, cùng tham gia nghiên cứu phát triển KH&CN, (4) kiểm tra, giám sát theo các chương trình, nhiệm vụ KH-CN được duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành Xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được xây dựng đã xác định 8 mục tiêu lĩnh vực đến 2020 của ngành, trong đó 5 lĩnh vực chiến lược ngành là (1) Quy hoạch và phát triển đô thị, nông thôn, (2) Hạ tầng kỹ thuật, môi trường, (3) Quy chuẩn, tiêu chuẩn (4) Tư vấn thiết kế và quy hoạch và (5) Nguồn nhân lực.

Viện Quy hoạch đô thị nông thôn quốc gia (VIUP) là đơn vị sự nghiệp với 60 năm bề dầy lịch sử và kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng đô thị, nông thôn, nghiên cứu môi trường. Viện là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực lập quy hoạch và nghiên cứu khoa học về quy hoạch đô thị và nông thôn trong các nghiên cứu:

  • Định hướng QHTT phát triển hệ thống đô thị Việt Nam (1990, 1998, 2008, 2016), Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng 1990, 2000, 2008 và 2016, Chiến lược phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật (thoát nước, cấp nước, CTR, nghĩa trang, cấp điện…), Sổ tay hướng dẫn trong các lĩnh vực đô thị, thiết kế đô thị, nông thôn, kiến trúc công trình, Xây dựng cơ sở dữ liệu về phát triển đô thị, quy hoạch đô thị giai đoạn 60 năm xây dựng và phát triển đất nước...

Giai đoạn 2014-2016 VIUP đã và đang triển khai các đề tài NCKH cấp quốc gia, cấp ngành Bộ với các lĩnh vực trên như sau:

  • Lĩnh vực quy hoạch, phát triển đô thị và nông thôn
  1. Đổi mới toàn diện phương pháp lập quy hoạch
  2. Điều chỉnh định hướng QHTT hệ thống đô thị Việt Nam
  3. Xây dựng Chiến lược phát triển đô thị cho các đô thị (Hạ Long, Cần Thơ, Tam Kỳ, Quy Nhơn…)
  4. Biên soạn Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh ngành xây dựng. Nghiên cứu và đề xuất Bộ tiêu chí Đô thị sinh thái.
  5. Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm nước ngoài về quản lý quy hoạch và kiến trúc
  6. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) áp dụng cho Quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội.
  7. Sổ tay Hướng dẫn Thiết kế đô thị, Quy hoạch nông thôn mới, Đánh giá môi trường chiến lược, QHNTM cấp huyện...
  • Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật:
  1. Đánh giá tác động của BĐKH tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật 3 giai đoạn
  2. Thoát nước bền vững cho các đô thị
  3. Lồng ghép đánh giá môi trường chiến lược trong QHĐT thích ứng với biến đổi khí hậu
  4. Atlas biến đổi khí hậu cho các đô thị
  • Lĩnh vực quy chuẩn, tiêu chuẩn:
  1. Soát xét Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 2016
  2. Biên dịch và tổng hợp các Quy chuẩn nước ngoài về quy hoạch, hạ tầng xanh, thiết kế đô thị, cảnh quan
  3. Biên soạn Quy chuẩn 04 quận nội thành thành phố Hà Nội
  • Nguồn nhân lực
  1. Phản biện, tham gia biên soạn hệ thống văn bản pháp quy Luật Quy hoạch, Luật Phát triển đô thị, Quy chuẩn, tiêu chuẩn, nghị định, thông tư chuyên ngành…
  2. Thăm quan, học tập, trao đổi giữa Viện với các viện tư vấn đầu ngành nước ngoài (Nga, Nhật Bản, Singapore, Đức, Pháp…)
  3. Lồng ghép thực tiễn lập quy hoạch đô thị với công tác đào tạo bậc Đại học
  4. Xây dựng các khoa học đào tạo năng cao năng lực chuyên môn trong lĩnh vực quản lý đô thị, thiết kế đô thị, cảnh quan cây xanh
  • Công cụ, công nghệ:
  1. Nghiên cứu ứng dụng phần mềm đánh giá nhanh về Quy hoạch đô thị (CIMPACT-DST)
  2. Ứng dụng công nghệ GIS trong đánh giá hiện trạng và đưa ra quyết định về phát triển đô thị

Những đóng góp của các đề tài NCKH

  • Những đề tài NCKH phù hợp với Chiến lược phát triển KH-CN của ngành, là những đóng góp quan trọng đối với ngành XD và thực tế xã hội quan tâm, có ý nghĩa lớn đối với định hướng phát triển ngành trong lĩnh vực đô thị, nông thôn, hạ tầng, môi trường sống.
  • Những đề tài có độ phủ toàn diện từ cấp quốc gia, tới vùng miền, đô thị, nông thôn, hạ tầng, nhân lực và các vấn đề về chính sách, định hướng tới công cụ, công nghệ.
  • Các đề tài là nguồn cơ sở dữ liệu, tri thức ngành vô cùng quan trọng, diễn biến trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, để nhận diện các vấn đề thay đổi, mới, nhằm điều chỉnh hoàn thiện, nâng cao hiệu quả vai trò quản lý nhà nước.
  • Các đề tài là cơ sở chuyển giao công nghệ trong Quy hoạch, quản lý đô thị, nông thôn, hạ tầng phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển.
  • Nâng cao năng lực đội ngũ các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, trang thiết bị và công nghệ mới, nâng cao năng suất và hiệu quả.

Tồn tại

  • Các đề tài nghiên cứu khoa học cần thời gian 1-2 năm hoặc dài hơn đối với những nghiên cứu chuyên sâu, cơ sở khảo sát và dữ liệu rộng. Những đặt hàng do các Viện, trường đề xuất thường có tầm nhìn xa trước 5-10 năm, nhưng do kinh phí hạn hẹp không được lựa chọn, ảnh hưởng tới giá trị dự báo của nghiên cứu khoa học.
  • Thiếu cơ sở dữ liệu ngành, được cập nhật và theo dõi hàng năm. Hiện nay vẫn dựa trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục thống kê-Bộ KH-ĐT hoặc các địa phương, chưa có cơ sở dữ liệu của ngành xây dựng về đô thị, hạ tầng, nông thôn, nhà ở, tư vấn, nhân lực…
  • Đặt hàng và lựa chọn Đơn vị thực hiện đề tài cần ưu tiên tới vai trò đầu ngành của các Viện nghiên cứu, trường đại học… về đô thị, về quy hoạch, về quản lý, về thiết kế đô thị để tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng hơn và hiệu quả hơn.
  • Chất lượng của Hội đồng thẩm định Đề tài chưa được phong phú và phản ánh những tư tưởng mới, xu thế trên thế giới, hạn chế những đề xuất mới, cần có thử nghiệm.
  • Hiện nay nhìn chung đội ngũ nghiên cứu khoa học ngành trẻ và mỏng, cần có cơ chế ưu đãi cho các nghiên cứu viên trẻ được tham gia chủ nhiệm các đề tài, nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ.
  • Thời gian phê duyệt danh mục, thủ tục trình phê duyệt lâu ảnh hưởng tới thời gian thực hiện đề tài.
  • Cần lựa chọn trọng tâm trọng điểm Đề tài nghiên cứu, hiện nay còn chưa phản ảnh tốt nhu cầu thực tế do tồn tại khách quan về kinh phí, quá trình xét duyệt, cơ sở dữ liệu, kế hoạch nghiên cứu.

Một số đề xuất

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng KH-CN phục vụ chiến lược ngành, Viện Quy hoạch đô thị nông thôn Quốc gia có một số đề xuất sau:

  1. Cần ưu tiên trọng điểm Nghiên cứu khoa học các chiến lược ngành quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, nông thôn, trong đó bao gồm: (1) Đổi mới toàn diện quy hoạch đô thị theo hướng tích hợp, hiệu quả hướng tới đô thị xanh, tiết kiệm năng lượng và bền vững, (2) Xây dựng mô hình quản lý và Cơ chế chính sách để thực hiện QHXD Vùng, đảm nhận đúng vai trò ‘trụ cột’ tích hợp đa ngành (kinh tế, đất đai và hạ tầng, môi trường) trên lãnh thổ cấp vùng, quốc gia (3) Tiếp tục đầu tư nghiên cứu và ứng dụng về phương pháp, công cụ và thí điểm về vấn đề HTKT trọng điểm (logistic, ứng phó BĐKH, hạ tầng xanh), (4) Đầu tư nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý GIS về quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, sự tham gia, minh bạch về thông tin), (5) Ưu tiên chuyển đổi và biên soạn mới quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với xu thế đổi mới trong công tác Lập và thực hiện quy hoạch hướng tới mô hình phát triển xanh, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm đất đai, chất lượng môi trường tốt.
  2. Lựa chọn cơ cấu phù hợp giữa các đề tài thực tiễn và đề tài có tầm nhìn dài hạn. Đối với các đề tài chiến lược dài hạn nên sử dụng nhiều Hội đồng góp ý với các chuyên gia có chuyên môn sâu và cởi mở, để có đầu bài chất lượng và phù hợp. Đa dạng hóa nguồn lực cho các đề tài từ các dự án hợp tác quốc tế, kêu gọi các tổ chức từ danh mục được phê duyệt.
  3. Có kế hoạch kinh phí và nguồn (Bộ ngành, hợp tác quốc tế) dự kiến cho các đơn vị triển khai, trong Quý 1 hàng năm. Bảo lưu các Đề tài của các đơn vị đề xuất nhưng chưa bố trí được vốn ngắn hạn, giảm bớt danh mục mới.
  4. Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu ngành, được cập nhật và theo dõi hàng năm về đô thị, hạ tầng, nông thôn, nhà ở, tư vấn, nhân lực…
  5. Chất lượng của Hội đồng thẩm định Đề tài chưa được phong phú và phản ánh những tư tưởng mới, xu thế trên thế giới, hạn chế những đề xuất mới, cần có thử nghiệm. Các thành viên hôi đồng nên mở rộng không chỉ hạn chế là công chức. Cần có sự tham gia của các đơn vị chuyên môn trong Hội đồng khoa học, không nên chỉ ưu tiên các đơn vị quản lý về tài chính, vốn, quản lý chung chung để góp ý một cách hiệu quả cho Đề tài.
  6. Đặt hàng và lựa chọn Đơn vị thực hiện đề tài cần ưu tiên Đơn vị có kinh nghiệm đầu ngành, chuyên sâu như các Viện nghiên cứu, trường đại học… về đô thị, về quy hoạch, về quản lý, về thiết kế đô thị để tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng hơn và hiệu quả hơn.
  7. Cần có chính sách ưu đãi đối với các nhà nghiên cứu khoa học Nữ, có lợi thế về trình độ, say mê nghiên cứu và cống hiến. Hiện nay nhìn chung đội ngũ nghiên cứu khoa học ngành trẻ và mỏng, cần có cơ chế ưu đãi cho các nghiên cứu viên trẻ được tham gia chủ nhiệm các đề tài, nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ./.
(Nguồn:VIUP)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website