VIUP tổ chức Hội đồng KHKT góp ý đồ án “QHC thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đến năm 2045”

Ngày 5/4/2024, Hội đồng KHKT VIUP đã họp góp ý đồ án “QHC thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đến năm 2045”. Hội đồng do Phó Viện trưởng Phạm Thị Nhâm làm Chủ tịch.

ThS.KTS Nguyễn Bảo Ngọc, Chủ nhiệm đồ án trình bày tóm tắt nội dung nghiên cứu. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Điện Biên Phủ với tổng diện tích tự nhiên 306,58 Km2, tổng quy mô dân số 84.672 người với 12 đơn vị hành chính - bao gồm 07 phường (Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Trường, Thanh Bình, Nam Thanh, Noong Bua) và 05 xã (Thanh Minh, Mường Phăng, Nà Tấu, Nà Nhạn, Pá Khoang).

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm:

- Cụ thể hoá những chiến lược, định hướng phát triển của Quốc gia, của Vùng, của Tỉnh và Thành phố, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian đô thị - kiến trúc cảnh quan trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ; Tạo tiền đề nâng loại, phát triển đô thị trở thành đô thị loại II.

- Xây dựng, phát triển thành phố Điện Biên Phủ trở thành đô thị du lịch, phát huy hiệu quả các giá trị lịch sử, cảnh quan, môi trường, văn hóa, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thích ứng biến đổi khí hậu.

- Quy hoạch làm tiền đề để đầu tư phát triển các dự án tạo cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng đô thị và các khu dân cư, tạo đột phá trong thu hút đầu tư.

- Làm cơ sở để chính quyền địa phương, các tổ chức và các đơn vị triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực; Lập các chương trình, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn theo quy định và là công cụ pháp lý để chính quyền các cấp quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển theo quy hoạch được duyệt.

Về định hướng quy hoạch không gian, đồ án đề xuất thành phố theo mô hình “Đa Trung Tâm Mở” theo các hành lang kinh tế, cùng vùng đô thị trung tâm lịch sử mở về các Khu vực có điều kiện phát triển (về quỹ đất, về cảnh quan, về môi trường, về lịch sử, về văn hóa,...) để hình thành các Trung tâm đô thị động lực mới với các chức năng phát triển gắn với những đặc điểm nổi trội được liên kết chặt chẽ bằng hệ thống giao thông có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các giá trị đặc sắc về cảnh quan, môi trường, văn hóa vật thể, phi vật thể và đặc biệt là hệ thống các điểm Di tích nằm trong quần thể Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ. Cùng với cấu trúc phát triển không gian thành phố Điện Biên Phủ gồm Hai hành lang kinh tế; Bốn trung tâm đô thị (trong đó Vùng đô thị trung tâm lịch sử định hướng trở thành Đô thị di sản và Ba trung tâm động lực mới); Hai vùng không gian cảnh quan và Năm phân vùng quản lý phát triển” trên cơ sở kế thừa có chọn lọc của đồ án “Quy hoạch chung thành phố Điện Biên Phủ năm 2011”, phù hợp với định hướng của “Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến 2050” và “Quy hoạch chung Khu du lịch Quốc gia Điện Biên Pá Khoang”.

PVT Hoàng Vĩnh Hưng góp ý cho đồ án

ThS.KS Trương Minh Ngọc trình bày phản biện

Trong phần góp ý kiến, các chuyên gia phản biện và thành viên hội đồng cho rằng đồ án cần đánh giá kỹ QHC XD thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2030, định hướng đên năm 2050 đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt năm 2011; đánh giá hiện trạng làm rõ khu vực cần bảo tồn, khu di tích lịch sử, khu vực sạt lở, lũ lụt; xem lại khái niệm đô thị di sản; bổ sung nội dung TKĐT…

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng Phạm Thị Nhâm đề nghị nhóm nghiên cứu đánh giá kỹ QHC thành phố Điện Biên Phủ phê duyệt năm 2011; Phân tích điều kiện tự nhiên, cảnh quan hiện trạng; bổ sung thêm đánh giá hiện trạng về tộc người, khu vực dân cư làng bản của tộc người thiểu số; Tầm nhìn phát triển nên đưa thêm yếu tố đô thị nông nghiệp gắn với xanh, bền vững. Quan điểm phát triển theo hướng không dàn trải, nén và tiết kiệm đất. PVT Phạm Thị Nhâm yêu cầu nhóm nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý, chỉnh sửa và tiếp tục lấy ý kiến chuyên gia trong các buổi hội thảo, hội nghị sắp tới.

Tiếp đó, PVT Phạm Thị Nhâm đã trao đổi một số nội dung liên quan tới hội thảo lấy ý kiến chuyên gia đối với đồ án này. Dự kiến hội thảo sẽ được tổ chức vào ngày 12/4/2024 tại trụ sở VIUP.

Quang cảnh chung 

(Nguồn:viup.vn)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website