VIUP tổ chức nghiệm thu đề tài NCKH

Ngày 3/12/2018, Hội đồng KHKT VIUP đã họp nghiệm thu cấp cơ sở đề tài "Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị tại đồng bằng sông Cửu Long" do ThS.KTS Cao Sĩ Niêm làm chủ nhiệm.

ThS.KTS Cao Sĩ Niêm báo cáo đề tài

Báo cáo trước hội đồng, ThS.KTS Cao Sĩ Niêm  cho biết: giao thông đường thủy (GTĐT) nội địa là 1 trong 5 phương thức giao thông chính ở nước ta cũng như trên thế giới có vai trò rất quan trọng. Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu sông Cửu Long với hệ thống kênh rạch dài hơn 28.500 km, trong đó khoảng 15.000km thuận lợi cho GTĐT nội địa. Tuy vậy, GTĐT tại Đồng bằng sông Cửu Long chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Quy mô hệ thống GTĐT còn manh mún, chưa tạo thành mạng lưới liên kết, phương tiện chủ yếu tư nhân và hộ gia đình nắm giữ. Bên cạnh đó, GTĐT trong đô thị chưa được coi trọng như một hình thức giao thông hữu hiệu của đô thị nhất là đối với các đô thị có tiềm năng về sông nước như đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời việc quản lý phát triển GTĐT như một loại hình giao thông trong đô thị còn mờ nhạt, chưa phát huy được thế mạnh. Do đó, để phát huy hết lợi thế của GTĐT tại các đô thị vùng ĐBSCL, việc “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đường thủy tại đồng bằng sông Cửu Long” để đề xuất các giải pháp quy hoạch mạng lưới GTĐT trong các đô thị tại đồng bằng sông Cửu Long là thực sự cần thiết và cấp bách.

Thành viên hội đồng

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất các giải pháp quy hoạch mạng lưới GTĐT trong hệ thống giao thông đô thị tại đồng bằng sông Cửu Long và Nâng cao hiệu quả của quy hoạch đô thị thông qua khớp nối mạng lưới GTĐT với tổ chức quy hoạch không gian cảnh quan, các khu chức năng đô thị, bảo vệ nguồn nước và thoát nước cho đô thị tại đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương gồm:

Chương 1: Thực trạng mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị tại đồng bằng sông Cửu Long

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn đối với quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị

Chương 3: Đề xuất các giải pháp quy hoạch mạng lưới hệ thống giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị tại đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp như

- Đề xuất hệ thống các tiêu chí quy hoạch mạng lưới đường thủy trong hệ thống GTĐT theo xu hướng phát triển bền vững (nhóm tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường)

- Đề xuất các giải pháp quy hoạch mạng lưới GTĐT trong thệ thống giao thông đô thị tại ĐBSCL (giải pháp cơ bản QH mạng lưới GTĐT liên vùng, liên đô thị; giải pháp quy hoạch mạng lưới GTĐT trong đô thị; giải pháp vận tải đường thủy trong đô thị....)

- Đề xuất cơ chế, chính sách phát triển GTĐT phục vụ hoạt động đô thị tại ĐBSCL (Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển GTĐT trong đô thị; Quản lý GTĐT trong hệ thống giao thông đô thị)

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch hội đồng Phạm Thị Nhâm đánh giá cao nỗ lực, sự làm việc nghiêm túc của nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, Phó Viện trưởng Phạm Thị Nhâm đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên hội đồng, chỉnh sửa một số nội dung như Rà soát bố cục, tái cấu trúc nội dung của báo cáo tổng hợp để làm nổi bật, toát lên ý chính của đề tài; Làm rõ giải pháp mạng lưới tổng thể hệ thống GTĐT trong đô thị, giải pháp về môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu; giải pháp áp dụng cho đồng bằng sông Cửu Long để giữ gìn bản sắc đô thị...

Hội đồng nhất trí nghiệm thu đề tài trên cơ sở có chỉnh sửa hoàn thiện nội dung theo ý kiến góp ý của các thành viên hội đồng.

(Nguồn:VIUP)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website