1.Tổng quan
Ngành xây dựng là một trong những ngành phát thải và gây ô nhiễm chính trên toàn cầu[1], do vậy, việc triển khai các biện pháp xây dựng bền vững là rất cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là những ô nhiễm do ngành xây dựng gây ra. Trong khi đó, thực tế là các hoạt động xây dựng bền vững phụ thuộc vào nhận thức về môi trường của từng cá nhân[2]. Hầu hết các nước đã và đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Singapore đều cố gắng phát triển các đô thị để phục vụ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc mở rộng các khu đô thị cần phải cân nhắc đến việc chuyển đổi sang các cách thức xây dựng thân thiện với môi trường hơn để giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường[3]. Các nhà đầu tư tại Malaysia đang tập trung vào nhu cầu thị trường và các yếu tố kinh tế hơn là các vấn đề môi trường[1] và mô hình phát triển này cũng tương tự như ở các nước như Việt Nam và Thái Lan[4].
Giải pháp xanh trong ngành xây dựng liên quan đến bảo vệ môi trường, lợi ích kinh tế, và tác động xã hội[5]. Việc tích hợp yếu tố xanh vào các giái pháp xây dựng xanh được định nghĩa là “một biện pháp hoặc một quy trình có đặc trưng thay đổi liên tục để cải thiện và bảo vệ môi trường tự nhiên, hoặc sức khỏe và an sinh của cộng đồng, công nhân xây dựng và các thế hệ mai sau thông qua các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu kinh tế và cải tiến trong quá trình xây dựng”[6]. Ví dụ về biện pháp xây dựng xanh là việc lựa chọn địa điểm xây dựng bền vững, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giảm thiểu việc sử dụng nước, và tái chế nước[7].
Việc quản lý các tòa nhà hướng tới một tương lai bền vững có thể dựa trên các giải pháp về công nghệ, xã hội, môi trường và kinh tế[8]. Thông qua đó, các khái niệm công trình xanh được đưa ra như một tiêu chuẩn để giảm bớt tác động đến môi trường.Một công trình xanh là tổng hòa của hoạt động thiết kế và xây dựng các công trình thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên và dựa trên các nguyên tắc sinh thái.Công trình xanh bao gồm một loạt các hoạt động và quy trình nhằm giảm thiểu tác động của các công trình đối với việc tiêu thụ năng lượng, môi trường và sức khỏe con người.Xu hướng hướng tới các phương pháp xây dựng xanh đã nhận được sự quan tâm trên toàn cầu, với nhiều tòa nhà áp dụng các giải pháp này.Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng các nghiên cứu về công trình xanh khác nhau đã sử dụng các thuật ngữ khác nhau để mô tả khái niệm về công trình xanh.
Vì vậy, bài viết này tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức và sự sẵn sàng của cộng đồng, đặc biệt là giữa các bên liên quan trong xây dựng để hiện thực hóa các giải pháp xanh trong quá trình xây dựng.
2.Tổng quan đánh giátài liệu - căn cứ lí thuyết
2.1. Tình hình phát triển công trình xanh tại Đông Nam Á
Các phương pháp tiếp cận công trình xanh bao gồm công trình xanh, kiến trúc xanh, xây dựng bền vững, công trình hiệu suất cao, và phát triển ít tác động, hạn chế tác động môi trường của các thành phần của môi trường xây dựng.Theo Fischer, E.A [9], công trình xanh được hình thành dựa trên một tập hợp các kỹ thuật xây dựng tích hợp nhằm giảm thiểu đáng kể tác động đến môi trường của công trình so với các tiêu chuẩn truyền thống. Hơn nữa, bài viết Các động lực và rào cản của thiết kế và xây dựng bền vững: Nhận thức về kinh nghiệm công trình xanh[10] định nghĩa công trình xanh là "các công trình thân thiện môi trường, được thiết kế và phát triển dựa trên các nguyên tắc sinh thái và các phương pháp hiệu quả về tài nguyên."Các giải pháp xanh có vai trò rất quan trọng đối với các dự án xây dựng để đảm bảo rằng các dự án được phát triển và hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra. Bên cạnh công trình xanh, một yếu tố quan trọng khác khi bắt đầu áp dụng các giải pháp xanh trong ngành xây dựng là sự hợp tác giữa Chính phủ và các bên liên quan trong lĩnh vực xây dựng.Cách tiếp cận hợp tác giữa Chính phủ và các bên liên quan xây dựng là cần thiết để giảm các tác động đến môi trường.
Tại các nước Đông Nam Á đang phát triển, các giải pháp xanh vẫn là một khái niệm mới và đang dần lan rộng trong ngành xây dựng. Khái niệm xanh này được cho là đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển bởi vì các giải pháp này tập trung vào nhu cầu phát triển các công trình đang ngày càng tăng nhưng vẫn duy trì việc bảo tồn môi trường. Một số nước Đông Nam Á đã bắt đầu xây dựng chiến lược phát triển theo định hướng xanh và ban hành khuôn khổ pháp lý cơ bản để đánh giá tác động môi trường, quản lý và bảo vệ môi trường[11]. Hội đồng Công trình Xanh được thành lập tại sáu quốc gia ở Đông Nam Á, với hệ thống đánh giá công trình xanh liên quan.Ví dụ, Green Ship tại Indonesia, Green Building Index của Malaysia, Building for Ecologic Responsive Design Excellence của Philippines, Green Mark của Singapore và LOTUS của Việt Nam với số lượng công trình được chứng nhận ngày càng tăng[12].
Công cụ đánh giá công trình xanh tự nguyện đầu tiên ở Malaysia được đưa ra và được gọi là Green Building Index (GBI) - Chỉ số Công trình Xanh vào năm 2009 và đến nay, 307 dự án đã được đánh giá và cấp chứng nhận trong số 610 dự án được áp dụng, dựa trên dữ liệu ngày 31 tháng 12 năm 2021 cho các công trình xây dựng mới không phải nhà ở[13]. Tại Việt Nam, sự phát triển của thị trường Công trình Xanh vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng sự quan tâm của ngành công nghiệp xây dựng và Chính phủ ngày càng tăng.Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam đưa ra hệ thống đánh giá và chứng chỉ LOTUS để xếp hạng các công trình xanh. Đến nay, trong các dự án xây dựng mới (NC) đã được chứng nhận LOTUS đã có khoảng bốn dự án được chứng nhận Lotus Platinum, bốn dự án được chứng nhận Lotus Gold, tám dự án được chứng nhận Lotus Silver và bốn dự án được chứng nhận Lotus Certified[12]. Tại Singapore, chương trình chứng nhận nhãn hiệu xanh tự nguyện là một sứ mệnh cải thiện công trình xây dựng thân thiện với môi trường [14].Hệ thống Chứng nhận Green Mark đã đưa ra chứng nhận cho tòa nhà năng lượng siêu thấp (SLE) từ năm 2018, chủ yếu cho các tòa nhà không phải nhà ở mới và hiện có. SLE được phân loại thành ba loại: Tòa nhà Năng lượng Siêu thấp, Tòa nhà Năng lượng Không và Tòa nhà Năng lượng Tích cực.
1. Các thách thức lớn trong việc đưa giải pháp xanh vào ngành công nghiệp xây dựng
Bảng 1 dưới đây nêu ra một số thách thức chính trong việc thực hiện các giải pháp xanh.
Thách thức khi áp dụng giải pháp xanh |
Giải thích |
Thiếu kiến thức (Abidin, 2010) |
|
Thiếu cam kết từ cấp lãnh đạo cao nhất (Meryman et al., 2004) |
|
Thiếu nhận thức và sự sẵn sàng của các bên liên quan (Shi et al., 2013) |
|
Bảng 1. Tổng hợp các Thách thức của Áp dụng giải pháp xanh trong xây dựng
Để vượt qua các thách thức ghi nhận trong Bảng 1 thì các bên liên quan trong ngành xây dựng cần gấp rút thay đổi mô hình phối hợp thông thường để đẩy nhanh việc đưa vàoáp dụng các giải pháp xanh trong dự án xây dựng. Trong đó, việc đội ngũ thực hiện dự án xây dựng được nâng cao nhận thức về giải pháp xanh trong lĩnh vực xây dựng thực sự là một bước đệm để tăng khả năng chấp nhận áp dụng các giải pháp xanh này. Những điều này sẽ liên quan đến cách mà một phương pháp tiếp cận phối hợp có thể giúp áp dụng các giải pháp xanh trong các dự án xây dựng.
2.3.Giải pháp cho tương lai - Phương pháp tiếp cận phối hợp để thúc đẩy áp dụng các giải pháp xanh cho công trình xanh
Cách tiếp cận phối hợp sẽ giải quyết hiệu quả nhu cầu nâng cao kiến thức và tăng sự sẵn sàng của các bên khi tham gia vào các mục tiêu chung. Khái niệm về cách tiếp cận phối hợp được xây dựng dựa trên sự thảo luận và tham gia xuyên suốt giữa nhiều bên khác nhau để thúc đẩy sự tin tưởng và đồng thuận cao hơn, đồng thời nâng cao năng lực của các bên trong việc đưa ra các quyết định tập thể[15].
Trong bất kỳ dự án phát triển công trình xanh nào đều cần xác định sớm và thống nhất định nghĩa chung về “yếu tố xanh” cho dự án ngay từ giai đoạn lập kế hoạch. Định nghĩa thống nhất về yếu tố xanh sẽ thúc đẩy cả nhóm dự án hướng tới một kế hoạch thực hiện để đạt được các yếu tố xanh cho các dự án. Sự phối hợp mang tính xây dựng thông qua giao tiếp hiệu quả giữa các bên liên quan tham gia vào dự án là rất quan trọng để hoàn thành mục tiêu của dự án xanh. Sự hợp tác có thể được bắt đầu bằng cách thu hút sự tham gia của các bên liên quan rộng rãi thông qua nhiều phương tiện có sự tham gia, bao gồm các diễn đàn và cuộc họp[16]. Sự tham gia và truyền thông rộng rãi của công chúng sẽ thúc đẩy sự tham gia thiết thực, do đó đảm bảo việc cân nhắc lợi ích và sự quan tâm của các bên liên quan và công chúng. Có mười yếu tố chính làm nên một phương pháp tiếp cận phối hợp thành côngđược xác định dựa trên[17] được tổng hợp trong Bảng 2 dưới đây:
1. Các điều kiện tạo cơ hội cho sự phối hợp được diễn ra.
2. Có đại diện của tất cả các bên liên quan có quan tâm.
3. Các quy tắc cơ bản phải rõ ràng và toàn diện trong suốt quá trình.
4. Tất cả các bên liên quan hiểu rõ và được tiếp cận thông tin có liên quan.
5. Yếu tố trách nhiệm được đưa vào quy trình, bao gồm quy định về đại diện của các bên liên quan.
6. Quá trình này phải thích ứng với sự thay đổi có thể xảy ra.
7. Quá trình này được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia và không bị can thiệp.
8. Nên chuẩn bị khung thời gian phù hợp và quy trình ra quyết định thay thế.
9. Kế hoạch thực hiện rõ ràng bao gồm vai trò, trách nhiệm rõ ràng, quy trình giám sát cùng với các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
10. Quyết định đã thực hiện cần được đánh giá kỹ lưỡng.
Bảng 2. Mô hình tiếp cận phối hợp thành công
Yếu tố chính ảnh hưởng đến một mô hình tiếp cận thành công
Nguồn:Tổng hợp từ[17]
Cách thức tiếp cận phối hợp cho phép tất cả các bên trong lĩnh vực xây dựng được nâng cao kiến thức cũng như tiếp cận đầy đủ thông tin về các giải pháp xanh và cách thức thực hiện trong quá trình xây dựng.Cam kết của Chính phủ và các cấp lãnh đạo cao nhất đối với sáng kiến xanh, đặc biệt là với công trình xanh, có thể góp phần thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan. Nhóm tác giả cho rằng phương pháp tiếp cận phối hợp là cần thiết khi áp dụng quá trình nàytrong các dự án xây dựng (thể hiện tại Biểu đồ 1).
3. Kết luận
Kiến thức, nhận thức và sự sẵn sàng của các bên liên quan trong xây dựng, trong việc thực hiện các giải pháp xanh sẽ từng bước được nâng cao. Hơn nữa, cách tiếp cận phối hợp trong các dự án xây dựng có thể góp phần vào việc tạo dựng mối quan hệ hiệu quả và làm việc theo nhóm giữa các bên liên quan[18] để cùng hướng tới một cách thức tiếp cận xanh hơn. Về mặt lý thuyết, việc thiết lập mô hình tiếp cận phối hợp sẽ giúp các bên liên quan trao đổi thông tin tốt hơn và gắn bó hơn so với phương pháp tham gia thông thường, từ đó thúc đẩy hiện thực hóa việc áp dụng các giải pháp xanh trong quá trình xây dựng.
Liên hệ tác giả:zafikha936@uitm.edu.my