Nghệ An: Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2 Đề án thí điểm xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025, định hướng 2030

Trung tâm điều hành thông minh IOC được ví như “bộ não số” với khả năng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển trung tâm, tạo ra một cái nhìn toàn cảnh về tỉnh, thành phố trên mọi lĩnh vực. Qua đó hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thành công đô thị thông minh, chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số.

Ngày 24/7/2020, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 2450/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025, định hướng 2030. Theo đó giai đoạn 1 (2020-2022) thí điểm trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh, giai đoạn 2 (2023-2025) triển khai đồng bộ các giải pháp trên khung nền tảng dùng chung. Triển khai giai đoạn 1, ngày 18/12/2020 tỉnh Nghệ An đã khai trương đưa trung tâm điều hành đô thị thông minh (IOC) vào hoạt động, Trung tâm IOC tỉnh Nghệ An được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) xây dựng và tài trợ giai đoạn thí điểm.

Ngày 22/3/2024 của UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 634/QĐ-UBND phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An, phiên bản 1.0. Trên cơ sở kế thừa các kết quả đạt được thuộc Giai đoạn 1 nhằm từng bước hoàn thiện các lĩnh vực, dịch vụ đô thị thông minh, trong đó ưu tiên các lĩnh vực, dịch vụ theo Quyết định số 2450/QĐ-UBND; hình thành cơ sở dữ liệu bảo đảm chuẩn hóa, cập nhật liên tục, ổn định, an toàn để kết nối đến Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Nghệ An (NgheanIOC) đưa Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Nghệ An hoạt động có hiệu quả, thực chất với sự tham gia điều hành của các Sở, ban, ngành có liên quan. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

Smart City đang dần trở nên quen thuộc hơn với người dân (ảnh minh họa, nguồn internet)

Ngày 22/8/2024 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành kế hoạch số 655/KH-UBND triển khai thực hiện Giai đoạn 2 theo Quyết định số 2450/QĐ-UBND

ngày 24/7/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025, định hướng 2030 với các nội dung chính như sau (Trích nội dung thực hiện):

1. Hoàn thiện thể chế

- Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương về phát triển đô thị thông minh, xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh, các Sở, ban, ngành theo phân cấp, nhiệm vụ được giao chủ động hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền kịp thời rà soát, xây dựng mới, cập nhật, bổ sung hoặc thay thế các văn bản đã ban hành nhằm bảo đảm các điều kiện về pháp lý để triển khai thực hiện, nhất là văn bản có liên quan đến việc triển khai xây dựng các lĩnh vực thông minh, xây dựng cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực quản lý.

- Kịp thời kiện toàn, thay thế, bổ sung các thành viên Ban Chỉ đạo Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Nghệ An, Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung tâm điều hành thông minh bảo đảm các thành viên tham gia có đủ năng lực về chuyên môn trong xây dựng đô thị thông minh; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy chế vận hành Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Nghệ An.

2. Phát triển hạ tầng ICT đô thị thông minh

Phát triển hạ tầng ICT đô thị thông minh được ưu tiên triển khai một cách đồng bộ, an toàn, là điều kiện để thông minh hóa các lĩnh vực. Các nội dung phát triển ICT phát triển đô thị thông minh đến năm 2025 thực hiện theo Kế hoạch số 671/KH-UBND ngày 11/9/2023 của UBND tỉnh về phát triển hạ tầng số tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2025. Trong đó, để thông minh hóa các lĩnh vực cần tập trung ưu tiên một số nhiệm vụ sau:

- Phát triển dịch vụ internet băng rộng di động 4G bảo đảm phủ sóng đến 100% các thôn, bản; phát triển internet băng rộng di động 5G theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông và khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tại các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp (sau đây gọi là các khu vực ưu tiên). Phủ internet cáp quang băng rộng đến 80% hộ gia đình; từng bước phủ cáp đến các thôn, bản, phấn đấu đạt hoặc vượt mức tỷ lệ bình quân chung của cả nước.

- Phát triển các hệ thống cảm biến (cảm biến đo chất lượng không khí, nhiệt độ, độ ẩm,...); hệ thống thiết bị Internet vạn vật loT (camera IP, thiết bị quan trắc, thiết bị điều khiển giao thông,...) nhằm tạo sinh dữ liệu để kết nối đến nền tảng đô thị thông minh phục vụ tổng hợp, phân tích, sử dụng. Trên cơ sở các lĩnh vực, hoạt động ưu tiên, các cơ quan, đơn vị lựa chọn các hệ thống cảm biến, hệ thống thiết bị loT với quy mô, lộ trình triển khai phù hợp; đánh giá tính hiệu quả để nhân rộng.

- Xây dựng trung tâm dữ liệu: Trên cơ sở nhu cầu lưu trữ, tổng hợp, phân tích dữ liệu, an toàn bảo mật,... các ngành, lĩnh vực chủ động lựa chọn phương án xây dựng trung tâm dữ liệu của đơn vị theo hướng đầu tư, mua sắm hoặc thuê dịch vụ (ưu tiên thực hiện thuê dịch vụ).

3. Phát triển các lĩnh vực thông minh gắn với xây dựng, tổng hợp, phân tích cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực; kết nối các dịch vụ lên Trung tâm giám sát, điều hành thông minh

3.1 Thừa kế, phát triển các dịch vụ thông minh đã triển khai trong Giai đoạn 1, bao gồm:

- Dịch vụ phản ánh hiện trường (UBND thành phố Vinh triển khai).

- Dịch vụ giám sát an toàn thông tin (Hệ thống SOC).

- Các dịch vụ phục vụ xây dựng chính quyền số (các hệ thống thông tin có dữ liệu sinh ra liên tục hoặc được cập nhật ổn định như Hệ thống quản lý văn bản và điều hành liên thông 4 cấp VNPT-Ioffice, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính VNPT-iGate, Hệ thống thư điện tử công vụ,...); phát triển, kết nối Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Nghệ An.

- Tiếp tục phát triển để kết nối đầy đủ các dịch vụ thuộc các ngành, lĩnh vực: Hệ thống điều hành ngành y tế; Hệ thống điều hành ngành giáo dục.

3.2 Phát triển mở rộng các lĩnh vực thông minh gắn với xây dựng, tổng hợp, phân tích cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực (các lĩnh vực cụ thể sẵn sàng kết nối đến Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tại Phụ lục kèm theo). Các bước triển khai tương ứng với các nhiệm vụ sau đây:

a) Nhiệm vụ 1: Củng cố hạ tầng, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý.

Trên cơ sở hạ tầng, dịch vụ hiện có (chưa được thông minh hóa), các Sở, ngành đề xuất và tập trung củng cố, phát triển bền vững hạ tầng, dịch vụ đô thị thuộc thẩm quyền quản lý; sẵn sàng tích hợp các yếu tố thông minh theo các hoạt động ưu tiên nhằm thông minh hóa các lĩnh vực này. Ưu tiên các lĩnh vực hạ tầng đô thị như: Hạ tầng viễn thông, internet; quy hoạch đô thị; hạ tầng giao thông đô thị; môi trường đô thị; an ninh trật tự đô thị,.

b) Nhiệm vụ 2: Thông minh hóa hạ tầng, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý.

Triển khai thông minh hóa hạ tầng, dịch vụ đã được củng cố vững chắc tại Nhiệm vụ 1 dựa trên ứng dụng công nghệ số, nền tảng số, thiết bị cảm biến, thiết bị IoT,... hình thành dữ liệu các hoạt động bảo đảm chuẩn hóa, liên tục, an toàn thông tin.

Lưu ý: Đối với các dự án mới, có thể triển khai ngay từ đầu bảo đảm các yếu tố thông minh (toàn bộ hoặc một phần).

c) Nhiệm vụ 3: Xây dựng mô hình dữ liệu đối với các lĩnh vực thông minh theo Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam (KPIs) giai đoạn đến năm 2025 (Phiên bản 1.0) do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố.

Trên cơ sở dữ liệu được tạo ra từ Nhiệm vụ 2, tổ chức xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu theo KPIs đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành, lĩnh vực phục vụ cho việc ra quyết định của Lãnh đạo tỉnh (ví dụ: sự biến động các chỉ tiêu số liệu so với mục tiêu quản lý và đưa ra cảnh báo).

d) Nhiệm vụ 4: Kết nối dữ liệu lên Trung tâm điều hành thông minh.

Các ngành, lĩnh vực phối hợp với đơn vị chủ trì thuê dịch vụ, đơn vị cho thuê dịch vụ Trung tâm giam sát, điều hành đô thị thông minh triển khai các điều kiện kỹ thuật để đưa dữ liệu theo mô hình tại Nhiệm vụ 3 lên Trung tâm giám sát, điều hành thông minh bảo đảm các yêu cầu theo kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin của đơn vị chủ trì thuê dịch vụ. Dữ liệu kết nối bao gồm: Dữ liệu quốc gia được trích xuất từ các hệ thống thông tin quốc gia; dữ liệu từ các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, của ngành và dữ liệu do các cơ quan, đơn vị tự xây dựng.

4. Xây dựng và vận hành Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Nghệ An

4.1  Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh

- Rà soát các điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị đã được đầu tư trong Giai đoạn 1 bảo đảm cho tổ chức vận hành, khai thác.

- Tổ chức thuê dịch vụ Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Nghệ An để kết nối, vận hành các dịch vụ sẵn sàng kết nối theo các nhiệm vụ tại Mục 3 của Kế hoạch (Phát triển các lĩnh vực thông minh gắn với xây dựng, tổng hợp, phân tích cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực).

- Đánh giá bảo đảm an toàn thông tin để sẵn sàng kết nối các dịch vụ.

- Kết nối các dịch vụ đã sẵn sàng kết nối.

4.2 Chỉ đạo, vận hành Trung tâm điều hành thông minh

- Chỉ đạo hoạt động của Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Nghệ An theo Quy chế hoạt động kèm theo Quyết định số 3094/QĐ- BCĐTTĐHTM ngày 28/9/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Nghệ An.

- Chủ trì vận hành bảo đảm các điều kiện kỹ thuật, kết nối, lưu trữ dữ liệu, an toàn thông tin: Đơn vị cho thuê dịch vụ.

- Tham gia giám sát, phục vụ điều hành tại Trung tâm giám sát, điều hành thông minh:

+ Cơ quan thường trực: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Nghệ An.

+ Cơ quan tham gia điều phối các dịch vụ thông minh: Các Sở, ban, ngành có dịch vụ thông minh kết nối đến Trung tâm giám sát, điều hành thông minh.

5. Xây dựng đô thị thông minh thành phố Vinh, thị xã Hoàng Mai và các địa phương

UBND thành phố Vinh, UBND thị xã Hoàng Mai và các địa phương chủ động, chủ trì thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về xây dựng đô thị thông minh theo thẩm quyền, phạm vi quan lý. Tổ chức kết nối các dịch vụ thông minh của địa phương với Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Nghệ An bảo đảm đồng bộ về mặt kỹ thuật, an toàn thông tin, tuân thủ Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Nghệ An.

Để tổ chức thực hiện kế hoạch đạt kết quả, UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các nhiệm vụ; thúc đẩy phát triển hạ tầng số và hạ tầng ICT phát triển đô thị thông minh; xây dựng, quản lý, vận hành Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Nghệ An đồng thời hướng dẫn UBND thành phố Vinh, UBND thị xã Hoàng Mai và các địa phương triển khai Trung tâm điều hành (OC) cấp huyện kết nối bảo đảm các điều kiện kỹ thuật, an toàn thông tin với Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Nghệ An (NgheanIOC), tuân thủ Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Nghệ An. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp, chủ động huy động, bố trí nguồn lực, nhân lực để thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ theo kế hoạch số 655/KH-UBND.

Hiện tại Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Nghệ An đã trình UBND tỉnh Nghệ An xin chủ trương lập kế hoạch thuê dịch vụ CNTT: Trung tâm Giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An, nhằm sớm hoàn thiện pháp lý (NgheanIOC) để thực hiện kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các dịch vụ theo Đề án 06 hoàn thành các mô hình theo kế hoạch 762/KH-TCT của UBND tỉnh Nghệ An về triển khai 38 mô hình điểm Đề án 06/CP.

(Nguồn:tttt.nghean.gov.vn)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website