Phó Viện trưởng VIUP Phạm Thị Nhâm tham dự Hội nghị toàn quốc Quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa giai đoạn 2021-2025.

Chiều 17/2/2023, tại thành phố Hải Phòng đã diễn ra Hội nghị toàn quốc Quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa giai đoạn 2021-2025. Hội nghị do Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Xây dựng và UBND TP Hải Phòng tổ chức.

Dự Hội nghị có các đồng chí: Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ.

Đây là nội dung quan trọng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chương trình, đặc biệt trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ mới ký ban hành Chỉ thị số 04 ngày 7/02/2023 về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống.

Trong giai đoạn vừa qua, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã đạt được những kết quả nổi bật, cả nước có 93,6% số xã đạt tiêu chí quy hoạch, là một trong những tiêu chí có kết quả khá cao trong Bộ tiêu chí NTM và có khoảng 1/3 số huyện đã có quy hoạch xây dựng vùng huyện.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị.

Toàn quốc cũng đã có hơn 73% số xã đạt chuẩn NTM, 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM và 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM, có 5 tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Kéo theo những kết quả này, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được thực hiện theo quy hoạch đã có những đổi thay vượt bậc, hiện đại hóa một bước theo hướng đồng bộ, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, từng bước thu hẹp dần khoảng cách với khu vực đô thị.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại hội nghị

Vấn đề quy hoạch nông thôn mới trong thời gian qua có ý nghĩa rất quan trọng, là tiền đề, là cơ sở pháp lý để triển khai các bước tiếp theo trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác quy hoạch nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa giai đoạn vừa qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Toàn cảnh hội thảo

Các đại biểu đã tập trung thảo luận và đề xuất phương thức, cách thức, giải pháp triển khai để phát huy hiệu quả thực hiện quy hoạch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Được quán triệt nội dung Chỉ thị số 04/CT-TTg và đẩy mạnh công tác tổ chức triển khai quy hoạch và xây dựng cảnh quan trong xây dựng NTM đến cán bộ, chuyển đổi nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân.

Đồng thời làm rõ nội hàm, thống nhất quan điểm và nội dung để gắn kết giữa quy hoạch NTM với quá trình đô thị hóa, việc xây dựng NTM đối với các khu vực ven đô, khu vực được quy hoạch phát triển thành đô thị. Nhất là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc và các giá trị văn hoá truyền thống, bảo vệ môi trường và giữ gìn, xây dựng cảnh quan nông thôn.

Qua đó, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về nâng cao quản lý và thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch, nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa.

Phó Viện trưởng VIUP Phạm Thị Nhâm phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, Phó Viện trưởng Phạm Thị Nhâm tham dự hội nghị và có bài kỉ yếu hội nghị với tiêu đề ‘’ Thực trạng xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện và giải pháp quy hoạch trong thời gian tới’’. Bài viết đề cập đến đánh giá hiện trạng và định hướng quản lý đô thị hoá nông thôn trên địa bàn cấp huyện ở Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết đã đưa ra một số kiến nghị như sau:

1. Định nghĩa lại khái niệm “đô thị” đưa vào hệ thống văn bản pháp luật thống kê cơ bản của Nhà nước đối với khu vực lưỡng cư nửa đô thị nửa nông thôn xây dựng cơ sở dữ liệu cấp quốc gia và cấp địa phương để ban hành chính quản lý riêng.

2. Xây dựng Luật quy hoạch đô thị - nông thôn hướng đến tiếp cận Quy hoạch tích hợp, cần được điều tiết từ các quy hoạch quốc gia, liên quan đến các ngành các lĩnh vực. Trong 4 vấn đề sau:

  1. vai trò của nhà nước - thị trường - cộng đồng đối với vùng lưỡng cư nửa đô thị nửa nông thôn;
  2. đảm bảo tính nhất quán trong các luật đất đai, luật đầu tư công, luật quy hoạch đô thị... để đô thị hoá vùng nông thôn hiệu quả;
  3. liên kết vùng đô thị - nông thôn đặc biệt là kết nối giao thông để phát huy lợi thế các đô thị lớn đảm bảo hội nhập và cạnh tranh quốc tế;
  4. về quản lý, không thiết lập chính quyền vùng, nên thiết lập hợp tác giữa các chính quyền cấp tỉnh trong phát triển vùng đô thị lớn và quản lý khu vực ven đô.

3. Quy hoạch đô thị: Đổi mới công tác quy hoạch đô thị, thay đổi chính sách phân loại đô thị, liên quan đến vùng ven đô; không đặt nặng tiêu chí dân số, đề xuất tiêu chí về môi trường thích ứng với BĐKH, kinh tế xanh, văn hoá xã hội; đối với đô thị lớn bổ sung các tiêu chí hội nhập kinh tế toàn cầu như thu hút vốn FDI, nguồn nhân lực chất lượng cao...

4. Quy hoạch nông thôn: Đổi mới công tác lập quy hoạch xây dựng thôn mới, ngoài các nội dung hợp nhất là Quy hoạch về dân cư và hạ tầng quy hoạch sản xuất + Quy hoạch đất đai, bổ sung Quy hoạch xã hội.

(Nguồn:viup.vn)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website