Khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Môi trường thế giới năm 2024
Cụ thể, đối với Ngày môi trường thế giới: căn cứ vào tình hình thực tế, mỗi đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai phù hợp; tập trung rà soát, đánh giá công tác bảo vệ môi trường của đơn vị; phòng ngừa sự cố và xử lý ô nhiễm môi trường; bố trí kinh phí, nhân lực cho các hoạt động xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh và quy định về phân loại rác thải tại nguồn đảm bảo chất thải phát sinh phải được xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất thải tương ứng trước khi thải ra môi trường, đặc biệt nghiêm cấm việc xả thải không đúng quy định ra môi trường đất; đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, các mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững nhằm hạn chế tối đa quá trình sa mạc hóa, ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đối với Ngày quốc tế đa dạng sinh học: tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học, lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong các chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án và các hoạt động, ngăn chặn các hành vi xâm hại đa dạng sinh học, các giống loài quý hiếm cần bảo tồn, giảm thiểu các tác động đến tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học trong các hành động phát triển...
Đối với Ngày đại dương thế giới: tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chủ đề Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2024 theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, sáng tạo; đổi mới phương thức, hình thức truyền thông, ứng dụng công nghệ, kết hợp các kênh thông tin, mạng xã hội, chú trọng vào các hoạt động thực tiễn có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của cộng đồng; phát động các phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng như Chiến dịch ra quân làm sạch biển, thu gom xử lý chất thải, rác thải, không thải rác thải nhựa ra môi trường...; phát hiện, biểu dương và khen thưởng những tổ chức, cá nhân có những đóng góp hiệu quả, thiết thực trong việc quản lý, sử dụng bền vững không gian biển, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rác thải nhựa ven biển và trên các hải đảo; khuyến khích các nghiên cứu về biển, đảo, hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường biển.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về tăng cường các hoạt động quản lý chất lượng môi trường đất; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/1/2021 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị; Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 5/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng carbon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030; Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 1/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Chỉ thị số 13/CTTTg ngày 2/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
Căn cứ theo tình hình thực tiễn, trong thời gian cao điểm từ cuối tháng 5 đến kết thúc tháng 6/2024, các đơn vị thuộc Bộ, đồng loạt tổ chức các hoạt động cộng đồng như: mít tinh, phong trào ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom, xử lý chất thải; phát động Chiến dịch chung tay bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu/các hoạt động cho Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam bằng các hành động thiết thực, hiệu quả; treo băng rôn, pano, áp phích tại các cơ quan, đơn vị, địa điểm công cộng phù hợp để đẩy mạnh tuyên truyền chủ đề Ngày Môi trường thế giới/Ngày Quốc tế đa dạng sinh học/Ngày Đại dương thế giới năm 2024 đạt tính lan tỏa cao.
Toàn bộ thông tin, tài liệu truyền thông hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường năm 2024; Ngày quốc tế Đa dạng sinh học; Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường (https://www.monre.gov.vn), Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (https://www.vasi.gov.vn), Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (https://nbca.gov.vn) và Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (https://tainguyenmoitruong.gov.vn/).
Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường (đầu mối là Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tòa nhà Báo Tài nguyên và Môi trường, Lô E2, khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) và Bộ Xây dựng (Đầu mối là Vụ Khoa học công nghệ và môi trường - Bộ Xây dựng, Số 37 Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) trước ngày 15/7/2024.
Mọi thông tin cần thiết liên hệ:
1. Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới: Bà Đặng Thị Hằng, Chuyên viên Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; điện thoại: 0985.495.256; Email: dthang2@monre.gov.vn.
2. Hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học: Bà Ngô Thị Hoài Thương, Chuyên viên Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; điện thoại: 0975.965.144; Email: nththuong2@monre.gov.vn.
3. Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới: Ông Lê Tư Ninh, Chuyên viên Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; điện thoại: 0979.213.687, Email: lemanhninh@gmail.com.
4. Ông Đinh Chính Lợi, Chuyên viên chính Vụ Khoa học công nghệ và môi trường - Bộ Xây dựng; Điện thoại cơ quan: 024.39760271, máy lẻ 122; Fax: 024.39785654; Di động: 0983.140.200; Email: dinhchinhloi@moc.gov.vn.