Hà Nội hiện mới manh nha khai thác không gian ngầm với các hầm chui đường bộ và hệ thống giao thông (TOD) đang xây dựng.
Hai phương án về quản lý, sử dụng không gian ngầm như sau:
Phương án 1: Người sử dụng đất thuộc địa bàn thành phố Hà Nội chỉ được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến 15 m vào lòng đất (vượt quá mốc này sẽ phải xin cấp phép, phù hợp với quy hoạch, trả tiền nếu dùng không gian ngầm để kinh doanh).
Phương án 2: Người sử dụng đất ở Hà Nội được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến mức giới hạn độ sâu theo quy định của Chính phủ. Ngoài giới hạn này phải được cấp phép phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
Điểm chung của hai phương án là đều có sự phân vùng chức năng để quản lý, khai thác và sử dụng, từ đó sẽ tạo thành những “thành phố ngầm” trong lòng thành phố.
Tiềm năng là vậy nhưng Hà Nội hiện mới manh nha khai thác không gian ngầm với các hầm chui đường bộ và hệ thống giao thông (TOD) đang xây dựng. Kinh nghiệm của các nước cho thấy cần có sự phát triển đồng bộ và mang tính kết nối giữa giao thông với các công trình ngầm để tạo thành “hệ sinh thái ngầm”.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với phương án quản lý, sử dụng không gian ngầm đang tạo cơ hội để “đánh thức” không gian ngầm, góp phần hạn chế sự quá tải và ách tắc trên mặt đất hiện nay ở Hà Nội. Điều này càng có ý nghĩa khi Dự thảo luật phân cấp, trao quyền và trao trách nhiệm cho Hà Nội.
Cùng với quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm – thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/10.000 đã được thành phố ban hành năm 2022, Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, là cơ sở quan trọng cho Hà Nội triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu không gian xây dựng ngầm, lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng ngầm trong khu vực đô thị trung tâm, khớp nối, kết nối đồng bộ các không gian xây dựng ngầm trên địa bàn.