Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt

Trong quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh ta đề ra phương án phát triển các khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang; phát triển cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy như sau:

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN, NGHĨA TRANG

Xử lý chất thải rắn

- Khu xử lý chất thải: Đầu tư xây dựng 3 khu xử lý chất thải rắn (CTR) cấp liên huyện và các cơ sở xử lý CTR phân tán tại các huyện (mỗi địa phương bố trí tối thiểu 1 cơ sở xử lý hoặc dự trữ quỹ đất để bố trí khu xử lý CTR đảm bảo thu gom, xử lý cho các địa phương).

- Thu gom, xử lý: CTR sinh hoạt, công nghiệp thông thường của từng huyện, thành phố sẽ được thu gom và đưa về các khu xử lý CTR tập trung của từng huyện, thành phố; Xây dựng các trạm trung chuyển CTR tại tất cả các khu đô thị có khoảng cách đến khu xử lý CTR tập trung trên 20km; bố trí trạm trung chuyển CTR cỡ nhỏ tại các khu đô thị có bán kính phục vụ tối đa 10km.

- Phân loại CTR: Tổ chức phân loại rác tại nguồn theo quy định, tổ chức phân luồng loại rác để áp dụng giải pháp xử lý, tái chế phù hợp. Đối với CTR nguồn gốc hữu cơ: xử lý thành các sản phẩm phù hợp; đối với CTR vô cơ: Tiếp tục phần loại để tái chế. CTR sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau: (1) CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế; (2) Chất thải thực phẩm; (3) CTR sinh hoạt khác. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất (chủ nguồn thải) phải tổ chức phân loại chất thải thành chất thải công nghiệp thông thường và chất thải công nghiệp nguy hại. Trong thời gian chờ thu gom, xử lý, chủ nguồn thải có trách nhiệm tổ chức quản lý, đảm bảo chất thải trong khuôn viên cơ sở sản xuất, không làm phát tán gây ô nhiễm ra bên ngoài khuôn viên cơ sở sản xuất.

Đối với chất thải công nghiệp thông thường: Chủ nguồn thải có trách nhiệm thu gom, vận chuyển hoặc hợp đồng với đơn vị đủ năng lực thu gom, vận chuyển về điểm thu gom, khu xử lý chất thải theo quy định.

Đối với chất thải công nghiệp nguy hại: Chủ nguồn thải có trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn quy định (trường hợp chủ nguồn thải đủ điều kiện thu gom, xử lý chất thải nguy hại theo quy định) hoặc hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định.

Công nghệ xử lý bao gồm tái sử dụng- tận thu, ủ phân, thiêu đốt chất thải không tái chế được (đốt rác phát điện), chôn lấp. Chất thải nguy hại được thu gom xử lý tại các cơ sở có chức năng xử lý CTR nguy hại theo từng khu vực.

Xử lý chất thải y tế

Triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng xử lý chất thải cho các cơ sở y tế, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh, bao gồm xây dựng hệ thống xử lý nước thải và bổ sung thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại với công nghệ mới, thân thiện với môi trường.

Các nhà máy xử lý nước thải

- Nước thải sinh hoạt đô thị: Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng tại các khu vực đô thị mới (xây dựng, nâng cấp, cải tạo, mở rộng thành hệ thống thoát nước riêng hoặc nửa riêng đối với khu khu dân cư tập trung hiện hữu đã có mạng lưới thoát nước chung). Xây dựng, nâng cấp các nhà máy xử lý nước thải tại các đô thị.

- Nước thải công nghiệp: Xây dựng, vận hành các nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề đảm bảo xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả thải; nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề phải được xử lý sơ bộ trước khi đấu nối về hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung theo đúng quy định.

- Khu vực nông thôn: Thực hiện theo đồ án quy hoạch nông thôn mới được phê duyệt. Khuyến khích xây dựng mạng lưới thu gom và trạm xử lý nước thải tập trung.

Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng

Định hướng quy hoạch xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tập trung đô thị theo quy hoạch đô thị, nghĩa trang tập trung xã theo định hướng quy hoạch xây dựng nông thôn; bố trí nhà tang lễ tại các đô thị đảm bảo tiêu chuẩn về phân loại đô thị; duy trì các nghĩa trang hiện trạng đến khi lấp đầy, đóng của hoặc di dời đối với các nghĩa trang trong khu vực phát triển đô thị hoặc không đảm bảo yêu cầu môi trường.

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ

Phát triển cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá phải phù hợp với quy hoạch phát triển cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá của quốc gia; bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Cảng cá gồm 5 cảng, trong đó: Nâng cấp, cải tạo 4 cảng cá hiện có gồm: (1) Cảng cá Đông Hải tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm; (2) Cảng cá Cà Ná tại huyện Thuận Nam; (3) Cảng cá Ninh Chữ tại huyện Ninh Hải; (4) Cảng cá Mỹ Tân tại huyện Ninh Hải. Phát triển mới một cảng cá Vĩnh Hy tại huyện Ninh Hải.

Cảng Ninh Chữ (Ninh Hải). V.Nỷ

Khu neo đậu tránh trú bão gồm 4 khu, trong đó: Nâng cấp, cải tạo 3 khu neo đậu hiện có, gồm: (1) Khu neo đậu tránh trú bão cửa Sông Cái tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm; (2) Khu neo đậu tránh trú bão cửa Ninh Chữ tại huyện Ninh Hải; (3) Khu neo đậu tránh trú bão cửa Ninh Chữ tại huyện Thuận Nam. Phát triển mới một khu neo đậu tránh trú bão vịnh Vĩnh Hy tại huyện Ninh Hải.

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN  HẠ TẦNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Phát triển phù hợp với Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 7/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy: Xây dựng mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó ưu tiên bố trí trụ sở các đơn vị cảnh sát PCCC&CNCH tại các khu vực đô thị, các khu vực trọng điểm về phòng cháy và chữa cháy, đảm bảo mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có tối thiểu một đội cảnh sát PCCC&CNCH. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công trình phục vụ ứng phó khẩn cấp, huấn luyện, chỉ huy điều hành, kiểm định phương tiện và nghiên cứu khoa học - công nghệ PCCC&CNCH,... đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô tính chất hoạt động của từng đơn vị.

Hệ thống cung cấp nước phòng cháy, chữa cháy: Tuân thủ quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật số; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn thiết kế về cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình và hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Công an về thực hiện việc cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong thời kỳ quy hoạch;

Hệ thống giao thông phục vụ phòng cháy, chữa cháy: Tuân thủ quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong thời kỳ quy hoạch;

Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng cháy, chữa cháy: Tuân thủ theo quy định của Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong thời kỳ quy hoạch.

(Nguồn:baoninhthuan.com.vn)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website