Chương trình nhằm xây dựng và phát triển thành phố trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trung tâm phát triển của vùng, là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tập trung đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá gắn với nâng cao chất lượng đô thị hóa trên địa bàn thành phố, phát triển đô thị theo hướng bền vững, đồng bộ, hiện đại, tăng trưởng xanh, thông minh, giàu bản sắc văn hóa, kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu, kết nối với khu vực và thế giới.
Phát huy đô thị lịch sử tôn vinh giá trị văn hóa con người Hải Phòng; xây dựng thành phố Hải Phòng đảm bảo phù hợp theo Nghị quyết số 45-NQ/TW với mục tiêu: là thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngang tầm với các thành phố tiêu biểu của Châu Á với các tính chất nổi trội đặc biệt như: phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch, cảng biển, cảng hàng không, dịch vụ logistics.
Xây dựng bền vững đô thị, phát triển trở thành đô thị hàng hải toàn cầu với hạ tầng hiện đại, thông minh, hướng sông - hướng biển, xanh, sử dụng năng lượng tối ưu, bảo vệ hệ sinh thái và không gian sống hấp dẫn. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị thành phố Hải Phòng phù hợp với Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023; Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 và các quy hoạch, chương trình, kế hoạch có liên quan.
Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng với mục tiêu phát triển đô thị theo hướng bền vững, đồng bộ, hiện đại, tăng trưởng xanh. Ảnh: Nguyễn Hồng Phong
Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng trên toàn bộ phạm vi ranh giới đơn vị hành chính của thành phố Hải Phòng, bao gồm bao gồm cả nội thành, ngoại thành của thành phố, trên 15 đơn vị hành chính trực thuộc với 07 quận nội thành (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 08 huyện ngoại thành (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo) và được có giới hạn trong phạm vi. Cụ thể, phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam, Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông, Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.
Chỉ tiêu phát triểu đô thị giai đoạn đến năm 2025:
Tỷ lệ đô thị hoá thành phố Hải Phòng đạt khoảng 60-70%; Mật độ dân số toàn đô thị: 2.000 người - 3.000 người/km²; Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố, đến năm 2025 đạt 31% - 32%. Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, đến năm 2025 đạt 16% - ≥ 24%. Diện tích cây xanh bình quân đầu người toàn thành phố đạt 10 - 2 13 m²/người vào năm 2025. Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành đạt 5 - ≥ 6 m²/người. Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người thành phố đạt tối thiểu 29,2 m²/người. Số lượng quận, danh mục quận dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính, quận, phường dự kiến thành lập mới, số lượng đô thị, khu vực đô thị thực hiện theo Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính, giai đoạn 2023-2025 và các quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, ban hành theo quy định.
Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 90% hộ gia đình, 100% xã, phường, thị trấn. Mở rộng đô thị trung tâm sang khu vực huyện An Dương và điều chỉnh địa giới hành chính quận Hồng Bàng (thành lập quận An Dương và điều chỉnh 03 xã An Hưng, Đại Bản và An Hồng sang quận Hồng Bàng). Khu vực nội thành bao gồm 8 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn và An Dương. Thành lập thành phố Thủy Nguyên trên cơ sở hiện trạng địa giới hành chính huyện Thủy Nguyên và toàn bộ đảo Vũ Yên. Hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại I thành phố Hải Phòng theo quy định; 100% các đô thị hiện có, đô thị mới có Quy hoạch chung đô thị, Quy hoạch phân khu và cơ bản hoàn thiện xây dựng Chương trình phát triển đô thị, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị theo quy định; bảo đảm 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị.
Giai đoạn đến năm 2030:
Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 74% -76%. Mật độ dân số toàn đô thị đạt: 3.000 người - 3.500 người/km². Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố, đến năm 2030, đạt 34% - 35%. Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, đến năm 2030, đạt 16% - ≥ 26%.
Mở rộng đô thị trung tâm sang khu vực huyện Kiến Thụy. Khu vực nội thành bao gồm 9 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương và Kiến Thụy. Phát triển các đô thị An Lão (thị trấn An Lão, huyện An Lão), Tiên Lãng (thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng) và Vĩnh Bảo (thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo) đạt tiêu chí đô thị loại IV. Xây dựng, phát triển các đô thị mới các đô thị loại V và một số đô thị hiện hữu lên đô thị loại IV theo định hướng phát triển đô thị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố và Quy hoạch thành phố theo quy định.
Giai đoạn đến năm 2035:
Trong giai đoạn này tiếp tục phát triển thành phố Hải Phòng theo hướng cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt về cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 76% - 80%. Mật độ dân số toàn đô thị đạt: 3.000 người - 3.800 người/km². Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố đạt khoảng 34% -38%. Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị, khu vực nội thành đến năm 2035 đạt 16% ≥ 26%.
Phát triển đô thị thành phố Thủy Nguyên đạt tiêu chí đô thị loại II. Xây dựng, phát triển các đô thị mới các đô thị loại V và một số đô thị hiện hữu lên đô thị loại IV theo định hướng phát triển đô thị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố và Quy hoạch thành phố (quy hoạch tỉnh) theo quy định.
Giai đoạn đến năm 2040:
Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 80% - 86%. Số lượng quận, danh mục quận dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính, quận, phường dự kiến thành lập mới, số lượng đô thị, khu vực đô thị thực hiện theo Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính, giai đoạn 2035-2040 và các quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, ban hành theo quy định.
Mở rộng khu vực đô thị trung tâm sang khu vực huyện Cát Hải, thành lập quận Cát Hải (đô thị ở hải đảo). Khu vực nội thành gồm 10 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương, Kiến Thụy và Cát Hải.
Tầm nhìn đến năm 2045 - 2050:
Tầm nhìn đến năm 2045 xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trở thành đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, , giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao tỉ lệ đô thị hóa Việt Nam thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và Châu Á, giúp liên kết hệ thống các đô thị trong khu vực thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng miền, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu... Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị trên địa bàn thành phố phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn. Tầm nhìn đến năm 2045 – 2050, Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.
UBND thành phố giao Sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình cho từng giai đoạn và phối hợp thực hiện phát triển đô thị tại các đô thị trên địa bàn thành phố theo Chương trình được phê duyệt và các chương trình, kế hoạch có liên quan theo quy định. Tổ chức thực hiện rà soát, lập điều chỉnh quy hoạch đô thị, lập Chương trình phát triển đô thị, lập đề án phân loại đô thị, lập các báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với các quy hoạch định hướng phát triển đô thị, phát triển hệ thống đô thị được cấp thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn thành phố theo quy định. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị và tổng hợp báo cáo UBNFD thành phố, Bộ Xây dựng theo quy định. Tổ chức rà soát, lồng ghép nội dung chương trình vào các đề án, chương trình, kế hoạch, quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan, chủ động tổ chức thực hiện theo quy định…