Phạm Trần Hải - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS)
Vương Đình Huy - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS)
Nguyễn Dương Minh Hoàng - Trung tâm Nghiên cứu vùng và đô thị (CRUS)
Tóm tắt
Thu phí ùn tắc giao thông là giải pháp được áp dụng/ nghiên cứu áp dụng tại nhiều đô thị lớn trên thế giới, trong đó có TP.HCM. Trên cơ sở phân tích thực tiễn về việc áp dụng giải pháp thu phí ùn tắc giao thông tại Singapore (trường hợp thành công) và tại Hong Kong, Trung Quốc (trường hợp thất bại), bài viết này đúc kết một số bài học kinh nghiệm liên quan đến giải pháp chính sách này đối với TP.HCM.
Từ khóa
Thu phí ùn tắc giao thông, Singapore, Hong Kong.
Summary
Congestion pricing is a solution which is being applied / being studied for appication in many megacities around the world, including Ho Chi Minh city. On the basis of practical analysis of the application of congestion pricing in Singapore (as a successful case) and in Hong Kong, China (as a failure case), this article summarizes related lessons learnt for Ho Chi Minh city.
Keywords
Congestion pricing, Singapore, Hong Kong.
1. Mở đầu
Các giải pháp quản lý giao thông đô thị chủ yếu thuộc 2 nhóm chính: (i) Nhóm giải pháp quản lý phần cung (xây dựng đường sá, phát triển giao thông công cộng…) và (ii) Nhóm giải pháp quản lý phần cầu (thu phí ùn tắc giao thông, giảm thiểu nhu cầu giao thông…). Các chính quyền đô thị phần lớn tập trung vào nhóm giải pháp đầu tiên hơn vì nhiều nguyên nhân, quan trọng là dễ được chấp nhận do ít đụng chạm đến quyền lợi của số đông; trong khi đó, nhóm giải pháp thứ hai thường nhận sự phản đối, ý kiến trái chiều nhiều hơn… Giải pháp thu phí ùn tắc vào khu trung tâm đô thị là một trong những giải pháp thuộc nhóm thứ hai, có tác động mạnh đến phần cầu của người dân trong giao thông đô thị. Về bản chất, giải pháp thu phí ùn tắc giao thông vào khu trung tâm đô thị là việc sử dụng công cụ kinh tế nhằm điều chỉnh các hành vi giao thông hướng đến tính hiệu quả của giao thông đô thị. Singapore được xem là trường hợp áp dụng thành công giải pháp này. Ngược lại, nhiều đô thị đã thất bại trong việc áp dụng. Hong Kong, Trung Quốc là một ví dụ điển hình.
2. Thực tiễn về thu phí ùn tắc giao thông tại Singapore
2.1. Bối cảnh giao thông đô thị
Tại Singapore trong giai đoạn 1960-1970 tồn tại 2 vấn đề lớn về giao thông: (i) tỷ lệ sở hữu và sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân (đặc biệt là xe ô tô) tăng cao, và (ii) chất lượng dịch vụ giao thông công cộng không đảm bảo nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
Về số lượng và tỷ lệ sở hữu xe ô tô:
Về tình hình sử dụng giao thông công cộng:
Các loại thuế / phí liên quan đến giao thông được áp dụng lúc bấy giờ:
Bảng 1. Bảng tổng hợp một số loại thuế/phí liên quan đến giao thông tại Singapore trong giai đoạn 1972-1975 - Nguồn: Menon (2015)
|
10/1970 - 10/1972 |
10/1972 - 12/1973 |
01/1974 - 03/1975 |
03/1975 - 12/1975 |
Từ 12/1975 |
Phí đăng ký ô tô (S$) |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
Phí đăng ký ô tô bổ sung (tính theo % giá thị trường) |
10 - 25 |
25 |
55 |
55 |
100 |
Thuế đường bộ hàng năm (cents / cc) |
10 |
10 - 30 |
14 - 60 |
20 - 65 |
35 - 80 |
2.2. Chương trình thu phí vào khu trung tâm (ALS và ERP)
Chương trình thu phí vào khu trung tâm của Singapore được đề xuất lần đầu năm 1974 với tên gọi Area Licensing Scheme (ALS). Chương trình này sau đó được điều chỉnh nhiều lần về khung giờ bị hạn chế, mức phí, phạm vi khu vực bị hạn chế…; đến năm 1998, chương trình được đổi tên thành ERP (Electronic Road Pricing) với công nghệ thu phí điện tử được đưa vào sử dụng. Nhìn chung, ERP được thực hiện trền nền tảng thành công của ALS, với khác biệt chủ yếu nằm ở công nghệ thu phí. Do quá trình triển khai ALS có nhiều vấn đề đáng lưu ý hơn nên các phần sau đây chủ yếu phân tích quá trình và các nội dung triển khai ALS. Cụ thể như sau:
- Mục tiêu: hướng đến hạn chế các hoạt động giao thông chiếm nhiều không gian, gây ùn tắc (với đối tượng trọng tâm ban đầu là các phương tiện ô tô cá nhân).
- Cơ quan đề xuất: Ủy ban Hành động về Giao thông đường bộ (Road Transport Action Committee - RTAC).
- Nội dung đề xuất:
+ Khu vực bị hạn chế (Restricted Zone - RZ): khu vực bị hạn chế được đề xuất ban đầu có diện tích 610ha vào năm 1975; đến ngày 1/2/1984 được mở rộng đến 630ha; đến 1/11/1986 là 715ha; khu RZ được xác định để đảm bảo 2 yêu cầu sau: bao gồm nhiều khu làm việc và vui chơi, giải trí (nơi tập trung nhu cầu giao thông) nhất có thể; và ít khu vực dân cư nhất có thể.
+ Đối tượng hạn chế: xe ô tô cá nhân và xe taxi (được bổ sung sau ngày 1/8/1975). Đến tháng 4/1993, tất cả các phương tiện đều bị hạn chế với các mức phí khác nhau.
+ Thời gian bị hạn chế: khung giờ thu phí được đề xuất ban đầu từ 7 giờ 30 phút - 10 giờ 30 phút sáng các ngày trong tuần và ngày thứ bảy; đến tháng 6/1989, khung giờ được mở rộng thêm vào buổi tối (từ 16 giờ 30 phút - 18 giờ 30 phút các ngày trong tuần). Đến tháng 4/1993, thời gian bị hạn chế được mở rộng lần nữa từ 7 giờ 30 phút - 18 giờ 30 phút vào các ngày trong tuần, từ 7 giờ 30 phút đến 15 giờ 00 phút vào ngày thứ bảy.
+ Mức phí:
Giai đoạn 5 – Thu phí hoàn tất, phương tiện rời đi.
+ Xử phạt: trong khuôn khổ chương trình ALS, cảnh sát đứng gác tại cổng với nhiệm vụ: ghi nhận tình trạng chấp hành quy định về vé của các phương tiện ra vào RZ. Các chủ phương tiện vi phạm sẽ nhận giấy triệu tập trong vòng 2 tuần để đóng phạt, với mức phạt là S$ 30 (gấp 10 lần mức phí). Khi áp dụng ERP, công tác xử lý vi phạm được tiến hành bằng công nghệ điện tử trong thời gian ngắn hơn so với trước.
+ Các chương trình, giải pháp bổ trợ
Tính đến năm 1988, việc triển khai ALS đã tạo ra các hiệu quả tích cực đối với giao thông đô thị tại Singapore, gồm:
Bảng 2. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu giao thông tại Singapore trước và sau khi triển khai ALS - Nguồn: Menon (2015)
|
Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu giao thông (%) |
||||
---|---|---|---|---|---|
Trước ALS |
1976 |
1983 |
1988 |
1994 |
|
Xe ô tô |
56 |
46 |
23 |
23 |
21 |
Xe gắn máy |
7 |
6 |
6 |
8 |
4 |
Bus |
33 |
46 |
69 |
55 |
46 |
Đường sắt đô thị |
- |
- |
- |
11 |
21 |
Khác |
4 |
2 |
2 |
3 |
8 |
Bảng 3. Tổng hợp chi phí và doanh thu từ việc vận hành ALS trong 14 năm (1975-1989) - Nguồn: Menon (2015)
Chi phí / Doanh thu |
Thành tiền (triệu S$) |
Chi phí xây lắp |
|
Các bãi đỗ xe ven khu RZ |
5,5 |
Cơ sở hạ tầng phục vụ ALS |
1,0 |
Khác |
0,1 |
Tổng |
6,6 |
Chi phí vận hành (sau 14 năm: 1975 – 1989) |
|
Cảnh sát |
4,1 |
Nhân lực bán vé |
1,8 |
Nhân lực tại các bãi đỗ xe |
0,2 |
Chi phí in ấn vé |
1,9 |
Chi phí vận hành cơ sở hạ tầng |
2,0 |
Tổng |
10,0 |
Doanh thu (chưa kể tiền phạt) |
|
Tiền bán vé |
151,0 |
Doanh thu từ bãi đỗ xe |
5,5 |
Tổng |
156,5 |
3. Thực tiễn về thu phí ùn tắc giao thông tại Hong Kong
3.1. Bối cảnh giao thông đô thị
- Số lượng và tỷ lệ sở hữu xe ô tô: thập niên 1970 chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Hong Kong; điều này dẫn đến nhu cầu sở hữu ô tô cá nhân tăng cao, chiếm khoảng 2/3 tổng số lượng phương tiện vào những năm đầu của thập niên 80.
- Các thuế/phí liên quan đến giao thông được áp dụng lúc bấy giờ:
+ Phí đăng ký xe ô tô: khác nhau tùy theo dung tích động cơ. Ví dụ: mức phí phải đóng đối với ô tô có dung tích động cơ 3.500cc là HK$ 3.600 (1982).
+ Phí sở hữu xe: HK$ 500/tháng (1982).
3.2. Chương trình nghiên cứu thí điểm thu phí giao thông vào khu vực trung tâm giai đoạn 1983-1985
Electric Road Pricing (ERP) được cho thử nghiệm lần đầu tại Hong Kong trong vòng 21 tháng (từ tháng 7/1983 đến tháng 3/1985) với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông và nâng cao chất lượng môi trường nhưng không được tiếp tục triển khai do vướng phải sự phản đối từ nhiều phía (chủ yếu là từ người dân). Chương trình thử nghiệm này có một số nội dung chính như sau:
- Mục tiêu: chương trình hướng tới mục tiêu nhằm giảm số lượng phương tiện giao thông vào khu trung tâm, từ đó giúp cải thiện chất lượng giao thông trong khu vực.
- Cơ quan đề xuất: Sở Giao thông Vận tải Hong Kong.
- Nội dung đề xuất:
+ Khu vực hạn chế: khu vực trung tâm được lựa chọn là nơi thí điểm áp dụng ERP với 3 khu vực nhỏ, do các đặc điểm sau:
+ Đối tượng hạn chế: ô tô cá nhân, với thời gian hạn chế: từ 8 giờ - 19 giờ các ngày trong tuần (từ thứ hai đến thứ sáu).
+ Phương thức vận hành:
- Các chương trình, giải pháp bổ trợ: Hạn chế sở hữu ô tô cá nhân với kết quả từ khoảng 2/3 (vào năm 1982) giảm còn 1/2 (vào năm 1985) tổng số phương tiện.
3.3. Hiệu quả đối với giao thông đô thị
Theo Hau (1990), mức độ hiệu lực và đáng tin cậy của hệ thống ERP trong quá trình thử nghiệm là hơn 99%. Tỷ số Lợi ích – Chi phí đạt 14/1; trong đó:
Theo Hau (1990), những lý do thất bại để triển khai chính thức ERP bao gồm:
Những kinh nghiệm từ nghiên cứu được thực hiện vào năm 1983 cho thấy một số điểm hạn chế dẫn đến sự thất bại trong việc áp dụng ERP tại Hong Kong. Dựa trên những kinh nghiệm có được, Hong Kong tiếp tục triển khai thực hiện nghiên cứu từ năm 2006 đến 2009. Trong giai đoạn 2006 đến 2015, Hong Kong đã thực hiện 2 cuộc khảo sát lớn:
Kết quả của 2 cuộc điều tra trên cho thấy mặc dù đã có khá nhiều ý kiến ủng hộ việc áp dụng, triển khai ERP, tuy nhiên một phần đông cộng đồng vẫn còn nghi ngờ về tính hiệu quả của việc áp dụng ERP. Do đó, Cơ quan Giao thông và Nhà ở của Hong Kong đã triển khai Chương trình “Tăng cường sự tham gia của cộng đồng” (Public Engagement – PE) trong việc áp dụng ERP tại Hong Kong trong 3 tháng (từ ngày 11/12/2015 đến ngày 18/3/2016). Chương trình này được thực hiện với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về việc áp dụng ERP, khuyến khích người dân thảo luận và nêu ý kiến xây dựng, đồng thời cũng là kênh để chính quyền nắm bắt được những quan điểm, góc nhìn của người dân về một sự kiện cụ thể để từ đó có những nghiên cứu sâu hơn nhằm giải quyết vấn đề hiệu quả.
Nội dung cụ thể cần được truyền tải và tham vấn đến cộng đồng bao gồm:
Phương thức truyền đạt nội dung về ERP thông qua các kênh truyền thông:
Phương thức truyền đạt nội dung về ERP thông qua các sự kiện:
- Tổ chức và tham gia sự kiện gặp mặt với các nhà khoa học, cộng đồng người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nhằm tiếp nhận ý kiến về ERP.
- Tổ chức các hội thảo khoa học với sự tham gia của các diễn giả là các nhà khoa học, các tổ chức xã hội, các bên liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải để bàn luận về các yếu tố cơ bản và các vấn đề thích hợp đối với việc thí điểm ERP nhằm đưa ra các chính sách hiệu quả.
- Tổ chức các khóa học cung cấp các kiến thức cơ bản về ERP cho các học sinh phổ thông.
Việc nỗ lực thực hiện chương trình PE đã mang lại những kết quả nhất định, tạo tiền đề cho việc thực hiện các nghiên cứu và các chương trình thí điểm tiếp theo:
- Chương trình PE đã tạo nên sự quan tâm của cộng đồng về việc áp dụng thí điểm ERP. Chương trình đã nâng cao hiểu biết cơ bản của cộng đồng và các bên liên quan về ERP và các trường hợp thực hiện đã áp dụng ERP ở các quốc gia trên thế giới.
- Thông qua chương trình PE, nhiều quan điểm có giá trị của người dân được thu thập, bao gồm cả việc ủng hộ và phản đối đối với việc áp dụng ERP.
- Kết quả của phân tích các dữ liệu được thu thập từ chương trình PE giúp cho việc đánh giá tính khả thi của dự án, xây dựng các đề xuất cụ thể cho đề án thí điểm ERP tại Hong Kong trong những năm tới.
4. Bài học kinh nghiệm cho TP.HCM qua thực tiễn tại Singapore và Hong Kong
Các bài học kinh nghiệm cho TP.HCM rút ra từ thực tiễn tại Singapore và Hong Kong như sau:
- Về tổng thể: việc áp dụng giải pháp này nên được đặt trong tổng thể chiến lược quản lý giao thông đô thị đồng bộ, bao gồm: quản lý cả phần cung và phần cầu.
- Về mục tiêu: cần thống nhất xác định mục tiêu không hướng đến cân bằng doanh thu, mà thay vào đó là thay đổi hành vi, thói quen giao thông của người dân. Việc không nhấn mạnh mục tiêu này dễ dẫn đến nhiều ý kiến không đồng thuận.
- Về nội dung thực hiện:
+ Khu vực hạn chế có ranh giới đảm bảo 2 yêu cầu: có nhiều khu vực làm việc và vui chơi, giải trí và ít khu vực dân cư nhất có thể.
+ Loại phương tiện bị hạn chế: các phương tiện kém hiệu quả về vận tải hành khách (sức chở nhỏ nhưng diện tích chiếm dụng lớn), trong đó:
+ Thời gian hạn chế: cần linh hoạt áp dụng thu phí theo nhiều khung giờ khác nhau trong ngày tùy theo tình trạng ùn tắc giao thông.
+ Phương thức vận hành:
- Về các chương trình bổ trợ: để áp dụng thành công giải pháp thu phí ùn tắc vào khu trung tâm TP.HCM, cần triển khai đồng bộ 3 chương trình: (i) Phát triển đồng bộ hệ thống bãi đỗ xe, nâng cao chất lượng dịch vụ giữ xe xung quanh khu trung tâm; (ii) Cải thiện chất lượng hệ thống vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; (iii) Phát triển hệ thống kiểm soát sở hữu phương tiện giao thông.
- Cần chú trọng công tác tham vấn cộng đồng về ERP – một vấn đề có mức độ phức tạp nhất định đòi hỏi việc áp dụng các công nghệ, kỹ thuật bổ trợ phù hợp. Việc triển khai ERP sẽ không thể thực hiện nếu không có sự nhất trí chung của cộng đồng về các mục tiêu và nguyên tắc được đề xuất.
- Tính thống nhất của cộng đồng được thực hiện thông qua các chương trình nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong dự án; do đó nên có chương trình PE để tăng cường sự hiểu biết của công chúng về vấn đề tắc nghẽn giao thông tại TP.HCM và khuyến khích thảo luận công khai về các biện pháp giải quyết vấn đề giao thông, bao gồm việc áp dụng ERP.
Tài liệu tham khảo
Menon G. A. P. (2015). Mitigating Congestion – Singapore’s Road Pricing Journey. Singapore: LTA Academy and Land Transport Authority.
Fwa T. F (2015). 50 Years of Transportation in Singapore – Achievements and Challenges. World Scientific.
Hau T. D. (1990). Electric Road Pricing: Developments in Hong Kong 1983-1989. Journal of Transport Economics and Policy, Vol.24, No.2, pp.203-214.
HTD – Hong Kong Transport Department (2008). Hong Kong Transport 40 Years.
HTD – Hong Kong Transport Department (2017). Electronic Road Pricing Pilot Scheme in Central and Its Adjacent Areas – Public Engagement Report.
[1] Thu thập hơn 80.000 câu trả lời và khoảng 900 bài viết đóng góp ý kiến
[1] CBD: Khu trung tâm thương mại – dịch vụ (Central Business District)
[2] Một CoE có thời hạn 10 năm; sau 10 năm, người sở hữu CoE đứng trước 02 lựa chọn: hủy bỏ CoE hoặc gia hạn nó
[1] Cổng ERP: bao gồm 02 cổng đặt cách nhau 15 m, với chiều cao mỗi cổng là 6,1 m (xem Hình 2)