Thác nước cao bảy tầng, đổ xuống từ chính giữa mái vòm bằng kính của tòa nhà. Công trình dự kiến khai trương vào ngày 17 tháng Tư tới.
Phần mái nhà hình vòm được làm từ thép và kính, đường kính lớn nhất là hơn 200 mét. Bên dưới thác nước là một khu rừng trong nhà.
Singapore thường xuyên có mưa giông, do đó thác nước Rain Vortex được thiết kế giống một chiếc phễu dẫn nước mưa với tốc độ 10.000 gallon mỗi phút.
Dòng nước này sẽ làm mát không khí dưới mái vòm kính, lượng nước này sau đó sẽ được tái sử dụng trong tòa nhà.
Trong một cuộc phỏng vấn, KTS Moshe Safdie đã kêu gọi các kiến trúc sư thiết kế thích ứng với thay đổi khí hậu bằng cách đảm bảo cấu trúc công trình đáp ứng với những điều kiện thời tiết và nhiệt độ khắc nghiệt hơn.
“Với những công trình như sân bay Jewel Changi, nếu nó ở trong một thành phố có khí hậu ôn hòa, giấc mơ của tôi sẽ là mở công trình ra với tự nhiên khi thời tiết đẹp,” Safdie nói.
Mặc dù chưa có công nghệ tương thích mái nhà thu nước mưa với điều hòa không khí, nhưng sân bay Jewel Changi vẫn hấp dẫn đối với du khách.
Xung quanh thác nước là khối kiến trúc dạng bậc thang gọi là “tán rừng”, trồng hơn 200 loại cây nhiệt đới, với những con đường mòn để du khách tản bộ. 5 tầng trong tòa nhà Jewel Changi sẽ là trung tâm mua sắm và nhà hàng với một công viên ở tầng 5.
Vào ban đêm, tại Rain Vortex sẽ có biểu diễn nước và ánh sáng. Toàn bộ công trình cảng hàng không Jewel Changi rộng 134.000 m2.
Mặt bằng thiết kế