Giảm áp lực nhà ở bằng… thành phố nổi trên mặt nước

Ước tính mỗi tuần, có khoảng 3 triệu người trên thế giới chuyển đến sống ở thành phố. Cho đến năm 2030, 60% dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố. Điều này sẽ tạo ra áp lực khổng lồ đối với các đô thị.

Trong khi đó, các thành phố này còn phải đối phó với biến đổi khí hậu - khoảng 90% các thành phố lớn nhất trên thế giới nằm ở sát biển, do đó dễ bị ảnh hưởng nặng nề trước tình trạng nước biển dâng. Để đối phó với vấn đề này, một số kỹ sư và nhà nghiên cứu lập luận rằng đã đến lúc chúng ta nên nghiên cứu lại cách xây dựng các thành phố và làm điều gì đó hoàn toàn khác.

Một số nhà khoa học tin rằng những cấu trúc nổi với hàng loạt thiết kế đa dạng - từ những khối nhà tiền chế đơn giản cho đến những kiến trúc phức tạp - chứng minh khả năng đó. Dẫn đầu là Hà Lan, đất nước tiên phong trong ý tưởng cấu trúc trên mặt nước.

Thủ đô Amsterdam của Hà Lan được gọi là “Venice phương Bắc” vì nơi đây sở hữu hệ thống kênh dài khoảng 100km với trên 1.000 cây cầu bắc qua và vài chục đảo tương tự như thành phố Venice quyến rũ và lãng mạn của Italia. Nét độc đáo của cơ sở hạ tầng kênh đào ở Amsterdam là có hình cánh cung, gần như song song với nhau. Hiện nay tham vọng lớn hơn của Amsterdam là xây dựng thành phố nổi với hàng loạt “nhà thuyền”.

Nổi bật nhất là cấu trúc gỗ thanh của Framework Architecten và Studio Prototype. Đầu năm 2018, 2 công ty Đan Mạch BIG và Barcode Architects tiết lộ thiết kế khu phức hợp nhà ở khổng lồ nổi bên trên hồ IJ. Khu phức hợp chiếm diện tích 46.000 mét vuông sẽ là cửa ngõ vào IJburgo6Ho62 IJ. - khu dân cư với hàng trăm căn nhà nổi xinh đẹp, lãng mạn trên mặt nước.

BIG cũng giới thiệu kiến trúc nổi được tạo dụng từ những container hàng hóa ở cảng Copenhagen miền cực đông Đan Mạch. Sau khi công trình hoàn thành năm 2017, đối tác Kai-Uwe Bergman của BIG, đánh giá: “Đó là loại cấu trúc sẽ không bao giờ chìm trước những trận lụt ghê gớm nhất”.

Tòa nhà có diện tích 46.000 mét vuông, gọi là Sluishuis, được thiết kế như cửa ngõ cho cấu trúc nổi Ijburg.

Để đối phó với lũ lụt, kiến trúc sư Kunle Adeyemi ở Nigeria thiết kế nhiều tòa nhà nổi bao gồm một trường học và trạm radio. Một nhóm nhà khoa học Đại học Coimbra (Bồ Đào Nha) đã tạo dựng một căn nhà nổi tiền chế có thể di chuyển đến bất cứ nơi đâu trên thế giới và cho phép gia đình sở hữu lưu trú một thời gian nhất định trên vùng sông hay hồ đâu đó.

Koen Olthuis, người sáng lập công ty kiến trúc WaterStudio của Hà Lan, cho biết: “Chúng tôi phải bắt đầu sống chung với mặt nước như một người bạn chứ không phải lúc nào cũng như kẻ thù”. Công ty đang thiết kế và xây dựng những mặt bằng nổi có thể sử dụng như nền móng để nâng các tòa nhà. Ban đầu chỉ tập trung xây dựng những căn biệt thự hay văn phòng riêng lẻ, nhưng ông Olthuis tin rằng công ty có khả năng xây dựng một thành phố bằng cách này.

Olthuis giải thích: “Hãy tưởng tượng một thành phố mà chúng ta có thể cắm nút để chơi trò nhà nổi và xây dựng nổi. Bạn có thể điều chỉnh thành phố theo mùa... để các công trình có nhịp sống của chúng”. Tuy nhiên, Olthuis và các đồng sự đang điều chỉnh công nghệ để cung cấp thực phẩm, nơi trú ẩn vệ sinh và năng lượng cho các khu ổ chuột ở một số nơi thuộc vào loại nghèo nhất thế giới. Phần nhiều các khu ổ chuột trên thế giới nằm bên bờ sông hay bờ hồ cho nên dễ bị ảnh hưởng của lụt lội.

Tuy nhiên, điều này cũng đem đến cơ hội quý giá. Công ty WaterStudio đang phối hợp với Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) để xây dựng các trường học “nổi” quy mô nhỏ ở những khu ổ chuột nằm gần sát mặt nước. Dự án được tài trợ này có mục tiêu là giúp cho 70.000 trẻ em ở Bangladesh có thể đến trường.

Olthuis và nhóm làm việc của ông đã lắp các container chở hàng lên trên các nền móng nổi được làm từ hàng ngàn chai nhựa thải ra môi trường. Cuối cùng, 5 cấu trúc đầu tiên loại này - bao gồm 1 lớp học, 1 nhà vệ sinh, 1 nhà bếp và 1 phòng phát điện được kết nối với các tấm năng lượng mặt trời nổi - sắp được hoàn thành cho Korail, một khu ổ chuột nhìn ra mặt nước ở Dhaka, Bangladesh. Lợi ích không thể phủ nhận của dự án là nếu như có thay đổi trong quy định hay khu ổ chuột bị giải tỏa thì trường học nổi này có thể được đưa đến nơi khác sử dụng.

Tuy nhiên, tầm nhìn về thành phố nổi của Olthuis là một cụm các cấu trúc trên mặt nước vẫn còn gắn với đất liền bằng một sợi neo. Do đó, một số kiến trúc sư hy vọng trong tương lai sẽ có phương án hữu hiệu hơn để loại bỏ toàn bộ các dây buộc này.

Khi các thành phố trên thế giới ngày càng trở nên chật chội thì ý tưởng tạo ra vùng đất mới và nhà nổi sẽ tiết kiệm hơn, nhưng liệu điều đó có gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái biển tương lai không? Trên khắp thế giới, các thành phố đang tiến ra biển với hàng loạt kế hoạch xây dựng những đảo lớn và mọi công trình vĩ đại ở các vùng bờ biển đều có chung nét đặc trưng là nạo vét và san lấp với hàng triệu tấn vật liệu.

Nữ giáo sư và nhà sinh thái biển Emma Johnston thuộc Đại học New South Wales (UNSW, Australia) lập luận rằng chúng ta phải nghĩ nhiều hơn về tác động của việc thành phố tràn ra biển. Bởi vì, ngay cả những cấu trúc xây dựng nhỏ ven biển cũng có thể làm biến đổi đại dương. Emma Johnston và các đồng nghiệp ước tính một số cửa sông ở Australia, Mỹ và châu Âu đã có hơn 50% đường bờ biển tự nhiên bị thay đổi vì công trình nhân tạo.

Nữ giáo sư viết trên tạp chí The Concersation: "Thực tế cho thấy việc thành phố lấn vào biển không còn là rắc rối liên quan đến đất liền. Những phát triển lấn ra đại dương tạo nên mớ lộn xộn các công trình dưới mặt nước”. Công trình lấn biển gây nên sự hỗn độn cho các sinh vật biển và môi trường sống, phá hủy các rạn san hô vốn là nguồn thức ăn cho cá đồng thời là kết cấu bảo vệ vùng ven biển khỏi tác động của sóng.

Ngoài ra, nhiều hệ sinh thái ven biển như cánh đồng muối và rừng đước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những cấu trúc xây dựng trên lớp trầm tích được nạo vét cũng gây rủi ro cho cư dân vì lớp này không ổn định như lớp đá trên đất liền và đã có nhiều báo cáo khẳng định quần đảo Palm Jumeirah ở Dubai thực tế đang lún xuống. Nền đất cải tạo trên biển cũng đối mặt với nguy cơ cao nếu ở vùng hay có động đất. Sự rung lắc kéo dài có thể dẫn đến tiến trình gọi là “hóa lỏng” (liquefaction) các lớp đất đắp đã đầm chặt của vùng đất lấn.

(Nguồn:cadn.com.vn)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website