Trương Thái Hoài An
Tiến sĩ, Kiến trúc sư, Giảng viên trường Đại học Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh
KEY WORDS: land use, land-use planning, peri-urban, urban desity, population growth
Sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, vùng ven, mật độ đô thị, tăng dân số
ABTRACT
Peri- urban has long been “defaulted” as a boundary between inner-city and suburban areas, usually expressed through administrative boundaries between urban and rural areas. Peri-urban has the character of 'dynamic', this area has a strong urbanization process and is always under great impacts from the urban development process. Therefore, urban development in the peri – urban always presents many challenges for urban management authorities and urban planners must also have a general and deeper view to be able to predict the development direction of it. In Ho Chi Minh City, in the process of urbanization and development to become a very large city with a population of over 10 million by 2025, population growth makes the city facing many challenges. This paper discusses the prediction for the suburban areas of land use based on urban density through the types of suburbs which are analyzed quite specifically.
Vùng ven trong đô thị đã từ lâu được “mặc định” như một vùng ranh giới giữa nội thị và ngoại thị, thông thường được thể hiện qua ranh hành chính giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Vùng ven mang tính chất ‘động’, nơi này diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh mẽ và luôn chịu tác động lớn từ quá trình phát triển đô thị. Vì thế, phát triển đô thị tại vùng ven luôn đem lại nhiều thách thức cho chính quyền quản lý đô thị và các nhà hoạch định đô thị cũng phải có những cái nhìn tổng quát và sâu hơn để có thể dự báo hướng phát triển của nó. Tại TP.HCM, trong quá trình đô thị hóa và phát triển trở thành đô thị cực lớn với dân số sẽ vượt trên 10 triệu dân vào năm 2025, sự tăng dân số làm cho đô thị đối mặt rất nhiều thách thức. Bài viết này bàn đến việc dự báo cho các khu vực vùng ven về sử dụng đất dựa trên mật đô đô thị thông các loại vùng ven được phân tích khá cụ thể.
1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1. Mật độ đô thị : Theo cách xác định chung của các nước trên thế giới, mật độ đô thị (urban density) bao gồm ba thành phần: (1) Mật độ cư trú (residential density) là số đơn vị ở (dwelling units - du) trên một diện tích (thường là héc-ta); (2) Mật độ sử dụng (occupancy density - tính theo tỷ lệ diện tích sàn) liên quan trực tiếp đến thu nhập, chi phí của không gian sàn và nhu cầu về không gian trên quy mô gia đình, tức là số người trong mỗi đơn vị nhà ở; (3) Mật độ dân số (population density - tính bằng người/ha) là hệ quả từ mật độ cư trú và mật độ sử dụng – số người trên mỗi héc-ta. [2]
Tại Việt Nam hiện nay, quản lý đô thị dựa trên mật độ xây dựng và mật độ dân số. Mật độ xây dựng là một trong những tiêu chuẩn mà khi xây dựng bất kỳ dự án nào cũng đều phải tuân theo. Theo quy định, mật độ xây dựng được chia thành hai dạng chính là mật độ xây dựng thuần và mật độ xây dựng gộp. Mật độ dân số là số người sống trong một khu vực đô thị theo diện tích đất ở. Dựa trên mật độ dân số có thể hiểu được nhu cầu sử dụng đất trong đô thị.
2.2. Khái niệm về vùng ven: Vùng ven là một khu vực chuyển tiếp giữa khu vực thành thị và nông thôn. Khu vực này có thể thay đổi rất nhanh về mặt mật độ đô thị, tuy nhiên cũng có các đô thị gìn giữ vùng ven một cách cẩn thận. Ngày nay, vai trò của vùng ven càng ngày càng được công nhận là một loại không gian và lãnh thổ của chính nó trong mỗi cấu trúc đô thị. Vì thế, các vấn đề chính của vùng ven có thể nhìn thấy rõ ràng và được tác giả đúc kết thành các vấn đề chính như sau: Về mặt vị trí: có thể dùng phép loại trừ phần lõi CBD và trung tâm đô thị là không xem xét về vùng ven. Phần còn lại của đô thị sẽ được xem xét đến các yếu tố về quy mô, tính chất của nó để xác định đối tượng và các thuộc tính ven tồn tại trong các khu vực.
2.3. Các dạng vùng ven trong cấu trúc đô thị
Mỗi khi đã xác định vùng ven tồn tại trong cấu trúc đô thị, thì còn phải xem xét đến sự khác nhau bản thân của vùng đất này và vùng đất kia. Trong quá trình đô thị hóa nảy sinh ra một hệ quả là sự kết hợp đồng đều của một loạt các hình thức tổ chức vào các môi trường văn hóa lớn hơn, xác định được là đô thị, vùng ven và nông thôn. Trong quá trình này xuất hiện các dạng vùng ven trong khoảng giữa đô thị và nông thôn. Mỗi loại vùng ven sẽ kết nối với một loại ngoại thành cụ thể. Trước hết, tác giả sẽ đi xem xét trên thế giới đã nghiên cứu có các dạng vùng ven nào và tìm hiểu nguồn gốc xuất hiện của chúng. Theo nghiên cứu của Axel W. Drescher và David L. Iaquinta về vùng ven có nêu cụ thể các hình thái vùng ven như sau:
Trong khi đó Rigg phân vùng ven có hai dạng đó là vùng ven dạng truyền thống, và vùng ven dạng bám theo trục đường giao thông (Desakota)[4]
2.4. Các vùng ven tại TP.HCM
Về không gian vật thể, có thể tóm tắt lại rõ ràng các dạng vùng ven đang tồn tại tại TP.HCM hiện nay nằm ở các “kiểu vị trí” trong đô thị như sau:
Kiểu vị trí |
Mô tả |
Vị trí |
1 |
Vùng dân cư tiếp giáp với trung tâm đô thị, khu vực nội thành cũ |
1 phần ở Quận Gò Vấp, Quận 8 và quận Tân Bình |
2 |
Nằm ngoài phạm vị ngoại ô đô thị hoặc nằm trong khu vực nội thành mở rộng có khả năng tốt về sự tiếp cận đến khu trung tâm CBD thông qua hệ thống giao thông chính |
Các khu dân cư dọc các trực đượng lớn: Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 22, Đường Nguyễn Hữu Thọ, Tỉnh lộ |
3 |
Nằm ở vùng nông thôn nhưng có khả năng đô thị hóa cao trong thời gian ngắn |
Các khu vực thuộc huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè |
4 |
Các khu đô thị mới, các khu dân cư tập trung nằm giữa vùng ngoại ô và trung tâm đô thị. |
Các dự án, các khu dân cư ở Quận 12, 7, 9, Thủ Đức, Bình Tân và quận Tân Phú |
Bảng 1. Các ‘kiểu vị trí’ của vùng ven tại TP.HCM. Nguồn: tác giả
Không gian đô thị vùng ven cung cấp các “kiểu loại hình bố trí mật độ cư trú” bao gồm:
Từ các nội dung trên thế giới và đến thực trạng tại TP.HCM, có thể thấy các dạng vùng ven có những thay đổi hoặc không có tồn tại, cụ thể tác giả đưa ra các vùng ven tại thành phố có những vùng ven sau: [1] Vùng ven phát triển từ nông thôn nhưng có tính chất đô thị, [2]Vùng ven phát triển theo trục giao thông chính, [3] Vùng ven truyền thống hay còn gọi là vùng ven tại chỗ,[4] Vùng ven dạng từ nơi khác đến: Dạng 1: vùng ven là các đô thị mới quy hoạch chính quy, Dạng 2: vùng ven là các khu dân cư mới tự phát.
Việc dự báo sử dụng đất hiện trạng được phản ánh trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất hiện trạng ở những khu vực được xác định là vùng ven và dựa trên hình ảnh GG Earth cập nhật 2019. Tác giả đã đưa ra phương pháp luận như sau:
So sánh bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 6 tháng 1 năm 2010 (2025) và hiện trạng hiện trạng sử dụng đất dựa trên Google Earth và tác giả đi khảo sát thực tiễn đã được thực hiện. sử dụng đất được cập nhật dựa trên nền hiện trạng và nhận xét có những khác biệt như sau:
Một số khu vực vùng ven có những giai đoạn phát triển rất cụ thể, dựa vào từng loại vùng ven. Ví dụ như một số khu dân cư hiện tại bị chiếm giữ bởi rất nhiều ngôi nhà (mật độ cao) mà không có không gian để phát triển thêm trong khi những khu vực khác có không gian để phát triển
Để xác định danh mục của các trạng thái phát triển gồm có năm loại (1. Rất cao, 2. Cao, 3.Trung bình, 4.Thấp, 5.Không) và được chia ra 2 vùng nhóm đất (vùng vàng và vùng xanh) trong mỗi loại đất sử dụng được hiển thị trong bảng dưới đây và được áp dụng dựa trên điều kiện phát triển
Nhóm đất |
Loại đất sử dụng |
|
---|---|---|
Vùng Vàng |
Dân dụng - khu ở |
1. ĐẤT TRUNG TÂM CÔNG CỘNG HIỆN HỮU 2. ĐẤT TRUNG TÂM CÔNG CỘNG PHÁT TRIỂN MỚI 3. KHU PHỨC HỢP 4. ĐẤT PHỤC VỤ GD-ĐT 5. ĐẤT DÂN CƯ HIỆN HỮU 6. ĐẤT LIỀN KỀ 7. ĐẤT DÂN CƯ PHÁT TRIỂN MỚI
|
Cây xanh |
8. ĐẤT KHU THỂ THAO - CÂY XANH 9. ĐẤT CÂY XANH CẢNH QUAN
|
|
Vùng Xanh |
Công nghiệp, v.v |
13. ĐẤT CÔNG NGHIỆP HIỆN HỮU 14. ĐẤT CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN MỚI 15. ĐẤT KHO BÃI 17. ĐẤT QUÂN SỰ 18. ĐẤT HẠ TẦNG |
Cây xanh – tôn giáo |
10. ĐẤT CÂY XANH CÁCH LY 11. ĐẤT DU LỊCH, DI TÍCH THẮNG CẢNH 12. ĐẤT LÂM NGHIỆP 19. ĐẤT RỪNG CHUYÊN DỤNG 20. ĐẤT NGHĨA TRANG 21. ĐẤT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO |
|
Nông nghiệp |
16. ĐẤT NÔNG NGHIỆP
|
Bảng 2. Nhóm phân loại sử dụng đất. Nguồn: Nhóm tác giả
Tiếp theo bảng trên, có thể phân loại các chỉ số tăng dân số theo những mức sau:
Tăng mật độ (người/ha) |
Chỉ số tăng dân số |
Mô tả |
Quận/huyện |
Trên 30 |
Rất cao |
Dự báo tăng dân số rất cao trong tương lai. |
7,12, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân |
20-30 |
Cao |
Dự báo tăng dân số cao trong tương lai. |
Thủ Đức, Hóc Môn |
10-20 |
Trung bình |
Dự báo tăng dân số trung bình trong tương lai. |
2, 9, Tân Bình, Bình Thạnh, Bình Chánh, Nhà Bè |
0-10 |
Thấp |
Dự báo tăng dân số thấp trong tương lai. |
Củ Chi |
0 |
Không |
Dự bán không tăng dân số trong tương lai). |
1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Cần Giờ |
Dựa trên Chỉ số tăng dân số, dự báo có quy hoạch phát triển trong tương lai. Dự báo cũng xem xét việc hiện trạng sử dụng đất và các hiện trạng phát triển, vì chúng liên quan chặt chẽ đến sự phát triển trong tương lai.
Loại đất |
Chỉ số tăng dân số |
Trạng thái phát triển |
|||
Hiện trạng |
Dự báo |
|
|||
2030 |
2050 |
|
|||
1. ĐẤT TRUNG TÂM CÔNG CỘNG HIỆN HỮU 2. ĐẤT TRUNG TÂM CÔNG CỘNG PHÁT TRIỂN MỚI 3. KHU PHỨC HỢP 4. ĐẤT PHỤC VỤ GD-ĐT 5. ĐẤT DÂN CƯ HIỆN HỮU 6. ĐẤT LIỀN KỀ 7. ĐẤT DÂN CƯ PHÁT TRIỂN MỚI 13. ĐẤT CÔNG NGHIỆP HIỆN HỮU 14. ĐẤT CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN MỚI 15. ĐẤT KHO BÃI 17. ĐẤT QUÂN SỰ 18. ĐẤT HẠ TẦNG
|
Rất cao |
Rất cao |
Rất cao |
Rất cao |
|
Cao |
Rất cao |
Rất cao |
|
||
Trung bình |
Rất cao |
Rất cao |
|
||
Thấp |
Trung bình |
Rất cao |
|
||
Không |
Thấp |
Trung bình |
|
||
Cao |
Rất cao |
Rất cao |
Rất cao |
|
|
Cao |
Rất cao |
Rất cao |
|
||
Trung bình |
Cao |
Rất cao |
|
||
Thấp |
Trung bình |
Rất cao |
|
||
Không |
Thấp |
Trung bình |
|
||
Trung bình |
Rất cao |
Rất cao |
Rất cao |
|
|
Cao |
Cao |
Rất cao |
|
||
Trung bình |
Cao |
Cao |
|
||
Thấp |
Trung bình |
Trung bình |
|
||
Không |
Thấp |
Thấp |
|
||
Thấp |
Rất cao |
Rất cao |
Rất cao |
|
|
Cao |
Cao |
Cao |
|
||
Trung bình |
Trung bình |
Trung bình |
|
||
Thấp |
Thấp |
Trung bình |
|
||
Không |
Thấp |
Thấp |
|
||
Không |
Rất cao |
Rất cao |
Rất cao |
|
|
Cao |
Cao |
Cao |
|
||
Trung bình |
Trung bình |
Trung bình |
|
||
Thấp |
Thấp |
Thấp |
|
||
Không |
Không |
Không |
|
Bảng 4. Dự báo trạng thái phát triển sử dụng đất cho tương lai. Nguồn: nhóm tác giả
Với bối cảnh TPHCM hiện nay, tác giả đã phân tích để cho thấy rằng thành phố sẽ phát triển mạnh vào những năm tới, áp lực dân số sẽ tăng hơn 10 triệu người vào 2025, hạ tầng đô thị sẽ được đầu tư như phát triển hệ thống giao thông, sự thay đổi sử dụng đất đai lớn để đáp ứng các nhu cầu về ở, sản xuất, dịch vụ. Vì thế, có thể dự báo được các vấn đề mật độ đô thị sẽ xảy ra ở khu vực vùng ven trong vòng 10 -20 năm tới như sau:
5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG VEN GIAI ĐOẠN 2030 VÀ 2050
Tóm tắt về dân số và mật độ dân số dựa trên dự báo dân số được thể hiện trong Bảng 3. Bảng này cũng cho thấy thứ hạng phát triển dựa trên “Tăng mật độ (người/ha)” và chỉ số tăng dân số được xác định dựa trên mức độ tăng mật độ.
Hình 5 trình bày các xu hướng mà các dạng vùng ven có thể biến đổi thành, kể cả có tính tích cực và tiêu cực, các giá trị giới hạn vùng ven sẽ tăng giảm hoặc bảo toàn khu các giá trị các tiêu chí xác định. Cho nên việc xác định xu hướng biến đổi của hình thái không gian vùng ven phù hợp để có những giải pháp tổ chức không gian đô thị phù hợp với mục tiêu chung của sự phát triển đô thị. Các mục tiêu phát triển không gian đô thị TP.HCM đó là : Mục tiêu 1: phát triển đô thị theo hướng bền vững; Mục tiêu 2: kiểm soát đô thị hóa của đô thị; Mục tiêu 3: phát triển đô thị đa trung tâm.
Vì thế, các xu hướng tích cực của vùng ven phải đảm bảo sự phát triển, kiểm soát được sự phát triển nhưng phải đảm bảo các yếu tố về bền vững. Kết quả phân tích phương án tích cực nằm trong vùng màu xanh dương, tiêu cực là vùng màu đỏ. Điều này có nghĩa là vùng ven TPHCM vẫn phát triển đáp ứng nhu cầu, phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị của thành phố. Tuy nhiên, có các lưu ý như sau:
TÀI LIỆU THAM KHẢO