Đề xuất mô hình quy hoạch xây dựng trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn cho vùng đồng bằng sông hồng

Đề xuất mô hình quy hoạch xây dựng trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn cho vùng đồng bằng sông hồng

ThS.KTS. Vũ Hồng Sơn

KS. Trần Trung Hiếu

Viện Quy hoạch Xây dựng Phát triển Nông thôn

Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia-Bộ Xây dựng

Tóm tắt

Nông nghiệp và kinh tế nông thôn và một phần quan trọng cấu thành nên nền kinh tế nước ta. Tuy đang trên đà phát triển nhưng nông thôn Việt Nam vẫn còn những hạn chế và rất cần được ngày càng đổi mới, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với thị trường quốc tế. Việc nghiên cứu đưa ra Mô hình  quy hoạch trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn sẽ là bước khởi đầu định hướng, hỗ trợ nền kinh tế nông thôn thay đổi theo chiều sâu, góp phần đưa nông nghiệp và nông thôn phát triển, đi vào ổn định, bền vững theo chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước của Đảng và Chính phủ. 

Mở đầu

Hiện nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, của kinh tế tri thức cùng xu hướng toàn cầu hóa kinh tế ngày một rộng và sâu, kinh tế nông thôn ở nước ta ngày càng cạnh tranh khốc liệt không chỉ tại thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Vì vậy, để kinh tế nông thôn phát triển, vấn đề hỗ trợ về dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ giao thương, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng khoa học và công nghệ mới vào sản xuất đang là vấn đề thực tế cấp bách đặt ra cho nền kinh tế nông thôn Việt Nam.

Khi cả nước đang chuyển dịch theo nền kinh tế thị trường, yêu cầu về sản phẩm nông nghiệp ngày càng được tiêu chuẩn hóa, yêu cầu quy mô sản xuất lớn, năng suất cao, mô hình kinh tế nông thôn thuần nông cần phải được thay đổi theo hướng ngành nghề hóa nông nghiệp. Mô hình quy hoạch trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn sẽ là bước khởi đầu định hướng, hỗ trợ nền kinh tế nông thôn giải quyết vấn đề đó.

Vùng đồng bằng sông Hồng có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước. ĐBSH là vùng nông nghiệp trọng điểm của các tỉnh phía Bắc, hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh cây trồng, vật nuôi có giá trị phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình hỗ trợ kinh tế nông thôn đã được triển khai như: Hợp tác xã nông nghiệp, Kinh tế trang trại, Trung tâm Giống nông nghiệp, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố, Mô hình liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp... Các mô hình đã và đang tạo động lực phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên các mô hình hiện đang có sự rời rạc, chưa có sự kết nối thống nhất với nhau trong định hướng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nông thôn. Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nông thôn còn yếu. Cùng với đó, sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang đặt ra yêu cầu đổi mới căn bản cho các vùng sản xuất nông nghiệp tại đây, nhằm đối phó với sự thiếu hụt nguồn tài nguyên tự nhiên (đất, nước), thiếu hụt nguồn lực lao động, giảm thiểu những mô hình sản xuất nhỏ, manh mún.

Trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới hiện nay, ngoài việc quy hoạch phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cần phải xây dựng phát triển mô hình quy hoạch trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn mà hiện nay đang còn thiếu. Một trong những tiêu chí quan trọng của xây dựng nông thôn mới là xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Chính vì vậy, nghiên cứu, đề xuất Mô hình quy hoạch xây dựng trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn cho vùng đồng bằng sông Hồng là rất cần thiết, đáp ứng xu thế chung của sự phát triển.

I.          Mô hình quy hoạch xây dựng trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn cho vùng Đồng bằng sông Hồng

Khái niệm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn: là khu vực tập trung các khu chức năng bao gồm khu nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản phẩm nông nghiệp, TTCN làng nghề, áp dụng thành tựu công nghệ mới; khu hỗ trợ tín dụng nông nghiệp; khu tổ chức hội chợ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, tạo các cơ hội giao lưu hợp tác giữa nông dân – nhà quản lý – doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường tiêu thụ; kho bảo quản sản phẩm nông nghiệp, TTCN làng nghề; khu dịch vụ cơ bản khác như sửa chữa máy móc, đào tạo nghề... đáp ứng hỗ trợ các mô hình sản xuất lớn, chuyên canh, tập trung, phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mô hình này cũng không chỉ là giải pháp về mặt quy hoạch mà còn đòi hỏi một số công nghệ mới đi kèm, phương thức đầu tư phát triển phù hợp để đảm bảo các giải pháp thiết kế quy hoạch được thực hiện.

Các đặc điểm chính của mô hình như sau:

1.1       Tổ chức cơ cấu chức năng của Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1: Sơ đồ tổ chức cơ cấu chức năng

1.2       Chỉ tiêu quy hoạch

STT     Nội dung         Chỉ tiêu

1          Khu nghiên cứu và chuyển giao công nghệ    -           Diện tích đất XD: > 1.000m2

-           Diện tích sử dụng: ≤ 500m2

-           Tầng cao: 2-3 tầng

2          Khu hỗ trợ tín dụng nông nghiệp        -           Diện tích đất XD: > 500m2

-           Tầng cao: 2-3 tầng

3          Khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp          -           Diện tích đất XD: > 2.000m2

-           Tầng cao: 1-2 tầng

4          Khu xúc tiến thương mại        -           Diện tích đất XD: > 1.000m2

-           Tầng cao: 2-5 tầng

5          Khu dịch vụ sản xuất nông nghiệp     -           Diện tích đất XD: > 1.000m2

-           Tầng cao: 2-3 tầng

6          Dịch vụ kiểm định nông nghiệp         -           Diện tích đất XD: > 500m2

-           Tầng cao: 2-3 tầng

7          Bảo hiểm nông nghiệp            -           Diện tích đất XD: > 500m2

-           Tầng cao: 2-3 tầng

8          Khu vực vực sản xuất mẫu, nuôi trồng thử nghiệm    -           Quy mô ô thửa phù hợp. Tổng diện tích > 3ha.

9          Kho bãi tập kết, bảo quản sản phẩm nông sản           Quy mô phù hợp. Phù hợp với loại xe chuyên chở hàng hóa có thể tập kết.

10        Đường giao thông             + Chiều rộng mặt cắt ngang >3,5m/làn xe

      + Chiều rộng lề và lề gia cố: > 1,5m

      + Chiều rộng nền đường: > 6,5m

-           Đường trục chính nội đồng:

      + Chiều rộng mặt đường > 3,0m

11        Cấp điện          -           Đối với công trình xây dựng: Theo chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng nông thôn.

-           Đối với khu sản xuất: Phù hợp với loại hình sản xuất

12        Cấp nước, thủy lợi      -           Cấp nước đối với công trình xây dựng: Theo chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng nông thôn.

-           Thủy lợi đối với khu sản xuất: Phù hợp với loại hình sản xuất.

13        Thoát nước thải, vệ sinh môi trường   -           Phải có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, nước mưa. Thu gom nước thải phải đạt ≥ 80% tiêu chuẩn cấp nước.

-           Có hệ thống thu gom rác.

 

1.3       Quy hoạch các khu chức năng chính của Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn

Sơ đồ tổ chức không gian các khu chức năng

Việc tổ chức không gian Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn được cấu thành bởi các Modul phụ thuộc vào các loại hình nông nghiệp trên địa bàn cụ thể. Đây là tính đặc trưng, tính khác nhau của các Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn khác nhau trên các khu vực có sản xuất nông nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, sẽ được tổ chức có nét chung như sau:

 

 

 

Hình 2: Phối cảnh minh họa

 

1. Khu nghiên cứu và chuyển giao công nghệ: nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về sản phẩm nông nghiệp, TTCN làng nghề, áp dụng thành tựu công nghệ mới;

      2. Khu hỗ trợ tín dụng nông nghiệp

3.         Khu xúc tiến thương mại: tổ chức hội chợ, buôn bán sản phẩm nông nghiệp, vật tư nông nghiệp công nghệ cao, tạo các cơ hội giao lưu hợp tác giữa nông dân – nhà quản lý – doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường tiêu thụ; dịch vụ thị trường gồm phân tích, dự báo thị trường, thông tin thị trường.

4.         Kho bãi: Bảo quản sản phẩm nông nghiệp, TTCN làng nghề.

5.         Khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp: công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản; chế tạo nông cụ, công nghiệp chế biến gắn với các vùng sản xuất chuyên canh.

6.         Khu dịch vụ sản xuất nông nghiệp: Phân chức năng thành các Modul phụ thuộc vào loại hình nông nghiệp phát triển thế mạnh trên dịa bàn. Ví dụ trồng Lúa, trồng rau sạch, nuôi trồng thủy hai sản... Trong các modul này, có ứng dụng công nghệ cao vào để hỗ trợ, định hướng sản xuất trên địa bàn.

7.         Dịch vụ kiểm định nông nghiệp: quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng.

8.         Bảo hiểm nông nghiệp: bảo hiểm rủi ro, phòng chống thiên tai.

9.         Khu vực vực sản xuất mẫu, nuôi trồng thử nghiệm: Thực hiện trước khi áp dụng nhân rộng. Lựa chọn loại hình quy hoạch khu vực vực sản xuất mẫu, nuôi trồng thử nghiệm phải phù hợp với tính chất thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu, thủy văn của khu vực. Có quy mô diện tích ô thửa phù hợp với từng loại hình sản xuất mẫu, nuôi trồng thử nghiệm nông nghiệp nông thôn.

Ví dụ: Khu vực trồng thử nghiệm rau an toàn, có nhà lưới diện tích mỗi ô thửa khoảng 1.000-1.500m2; Khu vực thử nghiệm trồng lúa mỗi ô thửa 1.500-2.000m2; vườn ươm giống cây trồng 200-1000m2...

 

1.4       Sơ đồ tổ chức không gian một số Modul theo loại hình nông nghiệp

 

 

 

 

 

Modul dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa

 

Hình 3: Sơ đồ quy trình các dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa

 

 

Hình 4: Sơ đồ các khu chức năng

 

Hình 5: Mô hình tổ chức không gian Modul dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa

Modul dịch vụ hỗ trợ trồng rau an toàn

 

 

Hình 6: Sơ đồ quy trình các dịch vụ hỗ trợ trồng rau an toàn

 

Hình 7: Sơ đồ các khu chức năng

 

 

Hình 8: Mô hình tổ chức không gian Modul dịch vụ hỗ trợ trồng rau an toàn

 

 

 

 

 

 

Modul dịch vụ hỗ trợ cây ăn trái

 

Hình 9: Sơ đồ quy trình các dịch vụ hỗ trợ cây ăn trái

 

Hình 10: Sơ đồ các khu chức năng

 

Hình 11: Mô hình tổ chức không gian Modul dịch vụ hỗ trợ cây ăn trái

Modul dịch vụ hỗ trợ nuôi trồng thủy, hải sản

 

Hình 12: Sơ đồ quy trình các dịch vụ hỗ trợ nuôi trồng thủy, hải sản

 

Hình 13: Sơ đồ các khu chức năng

 

Hình 14: Mô hình tổ chức không gian Modul dịch vụ hỗ trợ nuôi trồng thủy, hải sản

Mô hình quy hoạch vùng trồng rau an toàn thử nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mô hình quy hoạch vùng trồng giống cây cảnh thử nghiệm: (Với lô đất: 2.000m2 – 2.500m2)

 

 

 

 

1.5       Giải pháp thực hiện quy hoạch

- Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa

+ Mở rộng liên kết với các địa phương trong vùng và liên kết 4 nhà.

+ Tích cực tham gia ý kiến đóng góp vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án và các cuộc hội thảo khoa học về các vấn đề có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn của vùng và xã vùng nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao giữa định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện.

+ Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình, thủ tục và các quy định trong việc thực hiện

 hợp đồng giữa nhà nông với các nhà, trong đó quy định rõ quyền lợi vật chất của các

bên tham gia hợp đồng; tổ chức nhân rộng các mô hình liên kết hiệu quả; nâng cao vai trò của các cấp chính quyền trong việc điều chỉnh, xử lý những bất cập, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

+ Tăng cường liên kết Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng nông, thủy sản.

+ Thực hiện liên kết giữa Doanh nghiệp – Tổ chức tín dụng – Nông dân trong việc vay vốn sản xuất để giảm bớt các thủ tục vay vốn hiện còn đang bất cập hoặc liên kết giữa Doanh nghiệp – Nhà khoa học – Nông dân trong việc hỗ trợ đào tạo và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây con, quy trình sản xuất và chế biến.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa các hình thức ký kết hợp đồng theo hướng gia tăng cộng đồng trách nhiệm và gắn kết lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân, trước mắt mở rộng hình thức ứng trước vốn, giống, vật tư, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật và mua lại nông sản theo giá cả thống nhất ghi trong hợp đồng hoặc bán vật tư trả chậm và mua lại nông sản theo giá thỏa thuận; tiến tới các hình thức liên kết cao hơn như: nông dân góp vốn bằng đất hoặc cho doanh nghiệp thuê đất rồi sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của hộ nông dân trong việc thực thi hợp đồng kinh tế; củng cố và phát triển mạnh kinh tế tập thể để có thể đại diện hộ xã viên đứng ra ký kết hợp đồng, vừa tạo thuận lợi trong việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, vừa giảm đầu mối ký kết hợp đồng cho các doanh nghiệp và tăng vai trò tự quản trong việc thực hiện hợp đồng.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể

+ Đổi mới cách tuyên truyền, vận động giúp nông dân nâng cao nhận thức về lợi

ích và vai trò của kinh tế tập thể trước yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng

hóa, đặc biệt là trước sức ép cạnh tranh về quy mô số lượng, chất lượng và giá cả nông

sản hàng hóa trên thị trường trong nước và xuất khẩu ngày một tăng.

+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và nghiệp vụ chuyên môn

cho đội ngũ cán bộ kinh tế tập thể đi đôi với có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu

hút cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật về công tác tại trung tâm.

- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào

sản xuất

- Xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm

- Đầu tư đồng bộ hạ tầng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông

1.6       Giải pháp áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

a) Công nghệ trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao

- Về cây trồng nông, lâm nghiệp: Tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sử dụng ưu thế lai, công nghệ đột biến thực nghiệm và công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng mới có các đặc tính nông học ưu việt (năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận), phù hợp với yêu cầu của thị trường; công nghệ nhân giống để đáp ứng nhu cầu cây giống có chất lượng cao, sạch bệnh.

- Về giống vật nuôi: Nghiên cứu cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, phân biệt giới tính, thụ tinh ống nghiệm, tập trung vào bò sữa, bò thịt; áp dụng phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân nhanh các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao.

- Về giống thủy sản: Tập trung nghiên cứu kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ di truyền để chọn tạo một số giống loài thủy sản sạch bệnh, có tốc độ sinh trưởng nhanh và sức chống chịu cao; phát triển công nghệ tiên tiến sản xuất con giống có chất lượng cao đối với các đối tượng nuôi chủ lực.

b) Công nghệ trong phòng, trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi và thủy sản

- Đối với cây trồng nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein để tạo ra các quy trình sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng; nghiên cứu phát triển các kit để chẩn đoán, giám định bệnh cây trồng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ viễn thám trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại cây trồng nông lâm nghiệp.

- Đối với vật nuôi: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để chẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử; nghiên cứu công nghệ sản xuất kít để chẩn đoán nhanh bệnh đối với vật nuôi; nghiên cứu sản xuất vắc-xin thú y, đặc biệt là vắc-xin phòng, chống bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng, tai xanh ở gia súc và các bệnh nguy hiểm khác.

- Đối với thủy sản: Nghiên cứu sản xuất một số loại kit để chẩn đoán nhanh bệnh ở thủy sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản.

c) Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị mới sử dụng trong nông nghiệp

- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, sau thu hoạch và chế biến đối với cây trồng nông, lâm nghiệp, đặc biệt là cây trồng trong nhà kính, nhà lưới, như: Phân bón chuyên dụng, giá thể, chế phẩm sinh học, chất điều hòa sinh trưởng, khung, nhà lưới, lưới che phủ, hệ thống tưới, thiết bị chăm sóc, thu hoạch, hệ thống thông thoáng khí.

- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, như: thức ăn, chế phẩm sinh học; khung nhà, hệ thống chiếu sáng, hệ thống phân phối thức ăn, thu hoạch trong chăn nuôi; hệ thống điều khiển tự động trong sản xuất thức ăn chăn nuôi; hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, hệ thống điều tiết nước tuần hoàn, hệ thống mương nổi, hệ thống ao nhân tạo trong nuôi trồng thủy sản.

d) Công nghệ trong bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp:

- Đối với sản phẩm nông nghiệp: Nghiên cứu phát triển công nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nước nóng, công nghệ xử lý nước nóng, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quan rau, hoa, quả tươi quy mô tập trung; công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ bảo quản lạnh nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng; công nghệ lên men, công nghệ chế biến sâu, công nghệ sinh học và vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất màu, chất phụ gia thiên nhiên trong bảo quản và chế biến nông sản.

- Đối với sản phẩm thủy sản: Nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản dài ngày sản phẩm thủy sản trên tàu khai thác xa bờ; công nghệ sinh học sản xuất các chất phụ gia trong chế biến thủy sản; công nghệ chế biến chuyên sâu các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao.

e) Công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi

- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ dự báo, tích trữ và khai thác nguồn nước; công nghệ thu trữ nước để cung cấp nước ổn định, hiệu quả phục vụ đa mục tiêu; công nghệ thi công công trình thủy lợi; công nghệ lọc và cấp nước ngọt cho các vùng đất nhiễm mặn, ven biển, hải đảo; công nghệ xử lý nước thải và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Nghiên cứu phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng nông, lâm nghiệp; công nghệ vật liệu mới, giải pháp kết cấu mới, thiết bị mới phục vụ thi công công trình thủy lợi.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hóa, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý, điều hành công trình thủy lợi.

g) Nhập khẩu và làm chủ công nghệ cao trong nông nghiệp

Lựa chọn nhập một số công nghệ cao trong nông nghiệp mà trong nước chưa có; tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, làm chủ và thích nghi công nghệ cao nhập từ nước ngoài vào điều kiện sinh thái và thực tế của nước ta, đặc biệt là công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

II.         Đề xuất cơ chế chính sách triển khai và nhân rộng mô hình

2.1       Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp, trong đó xác định số lượng lao động, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ lao động cần đào tạo.

- Tập trung đào tạo nghề cho nông dân, đào tạo gắn kết xây dựng mô hình thực tiễn tại địa phương khu vực quy hoạch.

- Mở các lớp tập huấn khuyến nông cho nông dân, nhất là về tập huấn kỹ thuật

chế biến và bảo quản sản phẩm, cơ giới hóa nông nghiệp, thú y, bảo vệ thực vật, sản

xuất hàng thủ công mỹ nghệ, kiến thức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo đồng bộ từ công nhân kỹ thuật bán lành nghề, đến

công nhân kỹ thuật lành nghề và công nhân có kỹ năng sản xuất nông nghiệp công

nghệ cao.

- Chú trọng đào tạo đội ngũ quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, trước hết

là cán bộ Trung tâm, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.

- Triển khai các chính sách hỗ trợ theo đối tượng ngành nghề và theo vùng, chú

trọng đối với vùng sâu, vùng xa và hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc; tiếp tục thực hiện

chương trình tuyển chọn cán bộ trẻ học giỏi, có tâm huyết gửi đi đào tạo trong và

ngoài nước; có chính sách khuyến khích và đãi ngộ thỏa đáng để thu hút đội ngũ cán

bộ có trình độ và kinh nghiệm về làm việc tại địa phương.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho phát triển đào tạo và

dạy nghề cho nông dân.

- Tăng cường hỗ trợ đào tạo từ các viện, trường thông qua các hình thức triển

khai đề tài khoa học, thực hiện mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và tổ

chức thăm quan, hội thảo.

- Triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho nông dân và

con em của họ có nhu cầu tham gia vào các lớp học nghề.

2.2       Đề xuất giải pháp về vốn đầu tư

Tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn

- Đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là thủy lợi, kết hợp với giao thông nông thôn, điện và cụm tuyến dân cư vượt lũ để phục vụ phát triển sản xuất và ổn định đời sống dân cư nông thôn.

- Đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông – khuyến ngư, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mua sắm máy móc phục vụ cơ giới hoá, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sản xuất và cung ứng giống, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản xuất khẩu.

- Đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn, trong đó đặc biệt quan tâm đào tạo lực lượng lao động trẻ.

- Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến, các kho chứa, chợ nông thôn, đặc biệt là các công trình có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, khả năng sinh lời thấp, khó kêu gọi các thành phần kinh tế khác tham gia vào đầu tư.

 

 

Mở rộng nguồn vốn đầu tư tín dụng

- Đa dạng hóa các hình thức cho vay, trong đó chú trọng mở rộng các hình thức cho vay không phải thế chấp và cho vay bảo hiểm, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn với lãi suất và thời gian phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi.

- Thực hiện chính sách cho vay theo nhóm đối tượng ngành nghề, trong đó ưu tiên cho các nhóm ngành nghề thuộc các dự án xây dựng vùng sản xuất tập trung, vùng ứng dụng công nghệ cao.

- Mở rộng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại trong nông nghiệp, nông thôn dưới hình thức cho thuê tài chính nhằm giảm bớt khó khăn về tài sản thế chấp và hạn chế rủi ro đối với người cho vay.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Các địa phương sớm tiến hành lập các dự án đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, nhất là các vùng sản xuất nguyên liệu chế biến, kèm theo chính sách khuyến khích đầu tư.

- Ưu tiên cho đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đi trước một bước, nhất là vùng còn tiềm năng tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi để tạo thuận lợi và khuyến khích các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

- Đơn giản hóa thủ tục quản lý đầu tư, nhất là thủ tục cấp và giao đất, giảm tiền thuê đất và miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

- Tăng cường liên kết, liên doanh giữa các tỉnh trong vùng và với các tỉnh ngoài vùng, nhất là TP.HCM trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường huy động vốn đầu tư từ các hình thức đầu tư khác (BOT, BTO, BT) để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng, nghiên cứu, áp dụng thí điểm một số hình thức đầu tư mới trong đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội và cung cấp dịch vụ như PPP.

Tìm kiếm và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài

- Xây dựng danh mục chương trình, dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài, kèm theo hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư. Các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư, bao gồm: phát triển nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, sản xuất và cung ứng giống, phát triển công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, sản xuất tại các khu nông nghiệp công nghệ cao.

- Kêu gọi các dự án tài trợ từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế cho lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất đối với vùng đồng bào dân tộc và bảo vệ tài nguyên môi trường.

2.3       Đề xuất giải pháp tuyên truyền, vận động

- Đổi mới cách tuyên truyền, vận động giúp nông dân nâng cao nhận thức về lợi ích và vai trò của kinh tế tập thể trước yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là trước sức ép cạnh tranh về quy mô số lượng, chất lượng và giá cả nông sản hàng hóa trên thị trường trong nước và xuất khẩu ngày một tăng.

- Khuyến khích nhân dân góp vốn bằng nhiều hình thức (bằng tiền, tài sản) và tạo thuận lợi cho người dân có thể thế chấp bằng tài sản từ vốn vay để vay vốn, vay vốn bằng tín chấp và bằng dự án có hiệu quả.

2.4       Đề xuất giải pháp phổ biến kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho người dân

- Ưu tiên cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nhằm tạo bước đột phá về nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp an toàn và bền vững.

- Hoàn thiện quy trình sản xuất cho từng loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản và từng mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

- Nghiên cứu, chọn tạo và đưa vào sản xuất các giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chịu hạn, chịu ngập úng và có sức đề kháng sâu bệnh cao.

- Nghiên cứu, ứng dụng các chế phẩm phân bón, nông dược, thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sản xuất theo hướng công nghiệp, an toàn thực phẩm và môi trường; các phương pháp kỹ thuật chuẩn đoán nhanh, chính xác về sâu, bệnh, dịch hại, dư lượng thuốc và hóa chất trong nông sản hàng hóa

2.5       Nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực

a) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng cho người dân tiếp cận và sử dụng các loại máy móc, thiết bị trong sản xuất, bảo quản, sơ chế sản phẩm và chế biến nông sản. Tăng cường phát triển hệ thống công nghệ thông tin, giúp người dân nắm bắt được các chính sách của Đảng và Nhà nước, những tiến bộ khoa học và công nghệ mới có khả năng ứng dụng cao.

b) Thực hiện chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ cao theo quy định tại Điều 29 Luật Công nghệ cao.

c) Ưu tiên sử dụng lao động là người dân địa phương tự nguyện trả đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp vào dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

2.6       Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh thành trong cả nước, với các địa phương khác ở quy mô vùng, với doanh nghiệp nắm mạng lưới siêu thị để tiêu thụ nông phẩm, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường truyền thống và tiềm năng của nông sản thành phố, đặc biệt là hệ thống siêu thị thương mại.

- Xây dựng trang thông tin điện tử về sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong và ngoài nước.

- Bám sát các nội dung cam kết trong các hiệp định như WTO, TPP, FTA... để có những chính sách, giải pháp hỗ trợ tái cơ cấu phù hợp.

- Xây dựng thương hiệu của các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

2.7       Giải pháp về khoa học và công nghệ

a) Triển khai hiệu quả các hoạt động phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phục vụ phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

b) Triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, bền vững môi trường tại khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

c) Hoạt động khoa học công nghệ phục vụ phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi về huy động nguồn vốn đầu tư, chính sách ưu đãi tín dụng theo quy định hiện hành.

2.8       Giải pháp về bảo vệ môi trường

- Trong triển khai thực hiện Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cần có đánh giá tác động môi trường cho từng khu, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để từ đó đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu, góp phần vào phát triển bền vững.

- Áp dụng đúng quy trình VietGAP, GMP trong sản xuất ở các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tất cả các khâu.

- Ở mỗi khu, vùng sản xuất nông nghiệp, xây dựng các khu tập trung xử lý rác thải và các bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, phế thải trong sản xuất và xử lý theo quy trình.

- Hướng dẫn người sản xuất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, tăng cường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc (thuốc trừ sâu sinh học, thuốc trừ sâu vi sinh...).

2.9       Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, nhập công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; thu hút vốn đầu tư, đào tạo cán bộ, trao đổi chuyển giao, tổ chức hội thảo, hội chợ giao lưu công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

III.       Kết luận

Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn là khu vực tập trung các khu chức năng bao gồm hỗ trợ sản xuất công nghiệp (chủ yếu là chế tạo nông cụ, công nghiệp chế biến gắn với các vùng sản xuất chuyên canh, khu vực sản xuất mẫu); về thương mại (chuyên doanh bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, chế biến bảo quản, kho bãi); về dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển các lĩnh vực (khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng), dịch vụ thị trường (phân tích, dự báo thị trường; thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng; bảo hiểm rủi ro, phòng chống thiên tai; bảo vệ môi trường) và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống (y tế, thể thao…). Ngoài ra có các chức năng khác như nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; khai thác du lịch, thương mại kết hợp sản xuất nông nghiệp. Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn là động lực góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Đây là một mô hình có tính thực tế, ứng dụng rất cao trong tình hình nông nghiệp đang dần có những bước chuyển đổi như ngày nay.

Trong thời gian tới, có thể chúng ta sẽ được chứng kiến những đổi thay lớn của nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung. Những mô hình mới như Mô hình Quy hoạch xây dựng trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn rất cần được thí điểm xây dựng để có thể góp phần đổi mới thực chất nông thôn.

Qua việc xây dựng thí điểm, không chỉ hoàn thiện được mô hình về mặt thiết kế, công nghệ mà cả kinh nghiệm về phương thức đầu tư, tính hiệu quả cũng được đúc rút, từ đó điều chỉnh lại mô hình, kế thừa phát triển các mô hình mới và nhân rộng mô hình trong tương lai.

 

(Nguồn:Tạp chí Quy hoạch xây dựng số (126))
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website