TS. Vũ Tuấn Vinh
Phòng Quản lý Khoa học Kỹ thuật - VIUP
Tóm tắt
Với mục tiêu trở thành quốc gia biển mạnh, phát huy tiềm năng, lợi thế từ đường bờ biển dài trên 3.000km, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng các khu kinh tế ven biển nhằm khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế, huy động nguồn lực tập trung phát triển ở những địa bàn thuận lợi, từ đó lan tỏa phát triển kinh tế một cách cân bằng giữa các vùng kinh tế của đất nước theo định hướng của một nền kinh tế mở. Đến nay đã có 18/19 khu kinh tế ven biển được thành lập so với Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam. Qua quá trình hình thành và phát triển, các khu kinh tế ven biển Việt Nam đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng còn gặp nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, đặc biệt là trong khâu quy hoạch phát triển. Các vấn đề này cần được đánh giá và ghi nhận để nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết và công tác quy hoạch chung xây dựng các khu kinh tế ven biển nếu được làm tốt sẽ góp phần giải quyết bài toán này một cách hiệu quả.
Từ khóa: Khu kinh tế ven biển (KKTVB); Quy hoạch phát triển; Quy hoạch chung xây dựng (QHCXD).
With the goal of becoming a strong coastal nation, promoting potentials and benefits from a coastline of over 3,000 km, Government of Vietnam have had policies to develop coastal economic zones to exploit the advantages of marine resources, natural conditions, geo-economic position, mobilize resources to concentrate on development in the economic zones, thereby developing a balanced economy among economic regions of the country in the direction of an open economy. 18/19 coastal economic zones have been established to date according to the development planning of coastal economic zones of Vietnam. The development of Vietnam's coastal economic zones has made some remarkable initial achievements, however, there are still many outstanding problems that need to be solved, especially in the development planning stage. These problems will be solved effectively if evaluation and recognition are well made to research and find a solution and the general construction planning of coastal economic zones.
Keyword: Coastal economic zone (CEZ); Development Planning; General construction planning.
Mục tiêu tổng quát: “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.”
Chủ trương Phát triển đồng bộ, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển: “Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh. Khu kinh tế ven biển phải đóng vai trò chủ đạo trong phát triển vùng và gắn kết liên vùng. Đổi mới tư duy trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống đô thị ven biển có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại theo mô hình, tiêu chí tăng trưởng xanh, đô thị thông minh. Đẩy nhanh xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển theo hướng tiếp cận mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; giải quyết tốt vấn đề môi trường, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.”
* Trích Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII số 36/NQ-TW ngày 22/10/2018.
Khái niệm Khu kinh tế lần đầu được Nghị định số 29/2008/NĐ-CP
[1] ngày 14/3/2008 của Chính phủ xác định là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. Để phục vụ cho việc quản lý các khu kinh tế, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, trong đó nổi bật là các văn bản như:Trong thực tế triển khai, khu kinh tế mở Chu Lai được coi là KKTVB đầu tiên được thành lập vào năm 2003, tiếp theo đó các KKTVB khác liên tục được thành lập như: KKT Vân Đồn, KKT Nghi Sơn, KKT Vũng Áng, KKT Chân Mây - Lăng Cô, KKT Dung Quất, KKT Nhơn Hội, KKT Vân Phong, KKT Đông Nam Nghệ An… Ngày 23/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1353/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển các KKTVB của Việt Nam đến năm 2020” [4] xác định có 15 KKTVB (gồm 11 KKTVB đã có quyết định thành lập và 04 KKTVB mới) trên toàn quốc (Bắc Bộ: 02; Trung Bộ: 10; Tây Nam Bộ: 03) với tổng diện tích khoảng 662.000ha (đất và mặt nước).
Khu kinh tế |
Địa điểm |
Thời điểm thành lập hoặc |
Diện tích (ha) |
Vân Đồn |
Vân Đồn - Quảng Ninh |
26/7/2006 |
55.133 |
Đình Vũ - Cát Hải |
Thủy Nguyên, Hải An, Cát Hải - Hải Phòng |
1/10/2008 |
21.600 |
Nghi Sơn |
Tĩnh Gia - Thanh Hóa |
15/5/2006 |
18.611,8 |
Đông Nam Nghệ An |
Nghi Lộc, Diễn Châu, Vinh - Nghệ An |
11/6/2007 |
20.776,47 |
Vũng Áng |
Kỳ Anh - Hà Tĩnh |
3/4/2006 |
22.781 |
Hòn La |
Quảng Trạch - Quảng Bình |
10/6/2008 |
10.000 |
Chu Lai |
Tam Kỳ, Núi Thành - Quảng Nam |
5/6/2003 |
27.040 |
Dung Quất |
Bình Sơn, Quảng Ngãi |
11/3/2005 |
10.300 |
Nhơn Hội |
Phù Cát, Tuy Phước, Quy Nhơn - Bình Định |
14/6/2005 |
12.000 |
Chân Mây-Lăng Cô |
Thừa Thiên Huế |
5/1/2006 |
27.108 |
Vân Phong |
Vạn Ninh, Ninh Hòa - Khánh Hoà |
25/4/2006 |
70.000 |
Nam Phú Yên |
Tuy Hòa, Đông Hòa - Phú Yên |
28/4/2008 |
20.730 |
Định An |
Trà Cú, Duyên Hải - Trà Vinh |
27/4/2009 |
39.020 |
Năm Căn |
Năm Căn - Cà Mau |
27/10/2010 |
11.000 |
Phú Quốc |
Phú Quốc, Kiên Giang |
22/5/2013 |
58.923 |
* Địa điểm và diện tích là địa điểm và diện tích (chỉ tính phần đất liền) tại thời điểm thành lập hoặc ban hành quy chế hoạt động lần đầu
Trong quá trình triển khai thực hiện đề án 1353, một số KKT mới được thành lập (KKT Đông Nam Quảng Trị, KKTVB Thái Bình, KKT Quảng Yên) hoặc có chủ trương thành lập (KKT Ninh Cơ). Để đáp ứng nhu cầu thực tế, Chính phủ đã Điều chỉnh quyết định số 1353/QĐ-TTg, theo đó bổ sung 04 KKTVB mới (KKT Ninh Cơ, KKT Thái Bình, KKT Đông Nam Quảng Trị, KKT Quảng Yên) vào danh sách các KKTVB Việt Nam theo Quyết định số 1453/QĐ-TTg ngày 24/9/2020 [5]. Đồng thời 03 KKTVB đang có chủ trương chuyển đổi mô hình sang Đặc khu kinh tế: Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc. Đến thời điểm tháng 6/2021, số lượng các KKTVB đã được thành lập trên cả nước là 18/19 KKTVB trong danh mục, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước khoảng 845.000ha.
Khu kinh tế |
Địa điểm |
Thời điểm thành lập |
Diện tích (ha) |
Đông Nam |
Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh - Quảng Trị |
16/9/2015 |
23.792 |
Thái Bình |
Thái Thụy, Tiền Hải - Thái Bình |
29/7/2017 |
30.583 |
Quảng Yên |
Uông Bí, Quảng Yên - Quảng Ninh |
24/9/2020 |
13.303 |
Ninh Cơ |
Nam Định |
- |
13.950 |
2. Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam và các vấn đề tồn tại
2.1. Quá trình triển khai lập quy hoạch chung xây dựng các KKTVB
Toàn bộ 15 KKTVB được xác định trong đề án 1353 đã có QHCXD được phê duyệt (KKT Phú Quốc thực hiện lập QHCXD đảo Phú Quốc), trong đó: 07 KKTVB đã tổ chức điều chỉnh tổng thể QHC, 05 KKTVB đang điều chỉnh hoặc có chủ trương điều chỉnh QHCXD, ngoài ra các KKTVB này còn thực hiện nhiều lần điều chỉnh cục bộ. Trong quá trình lập QHCXD và điều chỉnh QHCXD các KKTVB đã có điều chỉnh quy mô diện tích và ranh giới hành chính các KKTVB.
Các KKTVB bổ sung sau đề án 1353 có 02 KKTVB đã có QHCXD được phê duyệt (KKT Thái Bình - 10/2019, KKT Đông Nam Quảng Trị - 10/2016) và 01 KKTVN đang triển khai lập nhiệm vụ QHCXD (KKT Quảng Yên).
Khu kinh tế |
Địa điểm |
Thời điểm phê duyệt QHCXD (NVQHCXD) gần nhất |
Diện tích (ha) |
Vân Đồn |
Vân Đồn - Quảng Ninh |
17/2/2020 |
58.183 |
Đình Vũ - Cát Hải |
Thủy Nguyên, Hải An, Cát Hải - Hải Phòng |
3/10/2012 |
22.140 |
Nghi Sơn |
Tĩnh Gia, Nông Cống, Như Thanh - Thanh Hóa |
7/12/2018 |
66.497,57 |
Đông Nam Nghệ An |
Nghi Lộc, Diễn Châu, Vinh - Nghệ An |
26/2/2020 |
18.826,47 |
Vũng Áng |
Kỳ Anh - Hà Tĩnh |
20/8/2007 |
22.781 |
Hòn La |
Quảng Trạch - Quảng Bình |
10/7/2012 |
10.000 |
Chu Lai |
Tam Kỳ, Núi Thành, Thăng Bình - Quảng Nam |
13/12/2018 |
27.040 |
Dung Quất |
Bình Sơn, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, Lý Sơn - Quảng Ngãi |
30/10/2020 |
45.332 |
Nhơn Hội |
Phù Cát, Tuy Phước, Quy Nhơn, Vân Canh - Bình Định |
8/5/2018 |
14.308 |
Chân Mây-Lăng Cô |
Phú Lộc - Thừa Thiên Huế |
5/12/2008 |
27.018 |
Vân Phong |
Vạn Ninh, Ninh Hòa - Khánh Hoà |
17/3/2014 |
70.000 |
Nam Phú Yên |
Tuy Hòa, Đông Hòa - Phú Yên |
12/12/2019 |
20.730 |
Định An |
Trà Cú, Duyên Hải - Trà Vinh |
5/9/2011 |
39.020 |
Năm Căn |
Năm Căn - Cà Mau |
17/12/2013 |
10.801,95 |
Phú Quốc |
Phú Quốc, Kiên Giang |
15/11/2010 |
58.923 |
Đông Nam Quảng Trị |
Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh - Quảng Trị |
11/10/2016 |
23.792 |
Thái Bình |
Thái Thụy, Tiền Hải - Thái Bình |
28/10/2019 |
30.583 |
Quảng Yên |
Uông Bí, Quảng Yên - Quảng Ninh |
- |
- |
* Địa điểm và diện tích (phần đất liền) là địa điểm và diện tích tại thời điểm 06/2021 (theo nội dung quyết định phê duyệt QHCXD hoặc Điều chỉnh tổng thể QHCXD hoặc Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể QHCXD mới nhất)
2.2. Vấn đề tồn tại trong công tác quy hoạch phát triển các KKTVB
Việc điều chỉnh cục bộ tại các KKTVB thường xuyên diễn ra (KKT Đình Vũ - Cát Hải, KKT Vũng Áng…), một số KKTVB ngay sau khi phê duyệt QHCXD đã phải thực hiện điều chỉnh cục bộ (KKT Vân Đồn - do xuất hiện sân bay; KKT Vũng Áng, KKT đảo Phú Quốc - do xuất hiện nhà đầu tư quy mô lớn…), hoặc đơn giản là do có những thay đổi định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (KKT Chân Mây Lăng Cô; KKT Đình Vũ - Cát Hải; KKT Đông Nam Nghệ An…)
Một số KKT đã phải thực hiện điều chỉnh tổng thể:
- KKT Vân Đồn: Lập QHCXD lần đầu năm 2009 (220/QĐ-TTg ngày 18/2/2009), điều chỉnh tổng thể năm 2020 (266/QĐ-TTg ngày 17/2/2020).
- KKT Nghi Sơn: Lập QHCXD lần đầu năm 2007 (1364/QĐ-TTg ngày 10/10/2007), điều chỉnh tổng thể năm 2018 (1699/QĐ-TTg ngày 7/12/2018).
- KKT Đông Nam Nghệ An: Lập QHCXD lần đầu năm 2008 (1534/QĐ-TTg ngày 21/10/2008), đang điều chỉnh tổng thể năm 2020 (Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Điều chỉnh số 301/QĐ-TTg ngày 26/02/2020).
- KKT Chu Lai: Lập QHCXD lần đầu năm 2004 (43/2004/QĐ-TTg ngày 23/03/2004), điều chỉnh tổng thể năm 2018 (1737/QĐ-TTg ngày 13/12/2018).
- KKT Dung Quất: Lập QHCXD lần đầu năm 1996 (207/QĐ-TTg ngày 11/04/1996), điều chỉnh tổng thể lần 1 năm 2011 (124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011) và đang điều chỉnh tổng thể lần 2 năm 2020 (Quyết định Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh số 1701/QĐ-TTg ngày 30/10/2020).
- KKT Nhơn Hội: Lập QHCXD lần đầu năm 2005 (142/2005/QĐ-TTCP ngày 14/06/2005), điều chỉnh tổng thể năm 2019 (514/QĐ-TTCP ngày 08/05/2019).
- KKT Nam Phú Yên: Lập QHCXD lần đầu năm 2009 (1712/QĐ-TTg ngày 23/10/2009), đang điều chỉnh tổng thể năm 2019 (Quyết định Phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh số 1799/QĐ-TTg ngày 12/12/2019).
- KKT Vân Phong: Lập QHCXD lần đầu năm 2005 (51/2005/QĐ-TTg ngày 11/03/2005), điều chỉnh tổng thể lần 1 năm 2014 (380/QĐ-TTg ngày 17/03/2014), đang chuẩn bị điều chỉnh tổng thể lần 2.
- KKT đảo Phú Quốc: Lập QHCXD lần đầu năm 2005 (1197/QĐ-TTg ngày 09/11/2005), điều chỉnh tổng thể lần 1 năm 2010 (633/QĐ-TTg ngày 11/05/2010), đang chuẩn bị điều chỉnh tổng thể lần 2.
Việc thu hút nguồn vốn đầu tư vào một số KKTVB còn thấp: KKT Hòn La, KKT Định An, KKT Năm Căn… dẫn đến phải tiến hành điều chỉnh cục bộ (KKT Định An) hoặc có chủ trương điều chỉnh tổng thể (KKT Hòn La).
Hầu hết các KKTVB đều gặp vướng mắc trong việc triển khai thực hiện do các cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, hệ thống văn bản pháp luật điều tiết cho KKTVB còn thiếu hoặc chồng chéo. Đặc biệt là trong khâu điều chỉnh, chuyển đổi đất đai (KKT Nghi Sơn, KKT Nam Phú Yên…); đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư (KKT Vân Đồn, KKT Nghi Sơn, KKT Đông Nam Nghệ An, KKT Vũng Áng, KKT Chân Mây - Lăng Cô, KKT Dung Quất, KKT Nam Phú Yên, KKT Vân Phong, KKT đảo Phú Quốc).
Ngoài ra, trong giai đoạn lập QHCXD, nhiều khu vực có tốc độ phát triển nhanh, việc cập nhật các dự án vào QHCXD chưa chính xác kịp thời dẫn đến mâu thuẫn giữa nội dung QHCXD được duyệt và thực trạng cấp dự án, triển khai dự án (KKT Vân Đồn, KKT Nghi Sơn).
Nhiều KKT gặp khó khăn trong quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng do thiếu nguồn vốn (KKT Đông Nam Nghệ An, KKT Vũng Áng, KKT Chân Mây - Lăng Cô, KKT Dung Quất, KKT Nam Phú Yên, KKT đảo Phú Quốc).
Một số khu chức năng được xác lập trong QHCXD chưa hiệu quả hoặc chưa tính đến phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn dẫn đến phải có điều chỉnh (KKT Nghi Sơn, KKT Chu Lai, KKT Nhơn Hội, KKT Vân Phong), chưa thu hút được nguồn nhân lực, lao động (KKT Dung Quất).
Năng lực cán bộ quản lý và phân định trách nhiệm chưa rõ ràng dẫn đến sự phối hợp và hiệu quả quản lý còn hạn chế (KKT Vũng Áng), có sự chồng chéo giữa các quy hoạch, công tác quản lý của các ngành (KKT Chân Mây - Lăng Cô).
2.3. Vấn đề tồn tại trong khai thác sử dụng tài nguyên, đất đai, con người các KKTVB
Cơ cấu SDĐ và phân khu chức năng của các KKTVB khá giống nhau. Quỹ đất giao cho KKT quản lý lớn nhưng nhu cầu sử dụng thực sự còn khá hạn chế (Tỷ trọng đất XD các khu chức năng chính chiếm 28,4% với KKT VB, trong đó 10% phục vụ trực tiếp cho kinh doanh sản xuất). Diện tích đất dự án CN, đô thị trong các KKTVB quản lý khá lớn chưa phủ kín (Max 30%) trong khi diện tích đất đô thị, CN tại các địa bàn khác trong tỉnh cũng đang dư thừa. Hiện nay diện tích đất công nghiệp trong KKTVB chưa tính vào diện tích các KCN trên địa bàn tỉnh.
Hiệu quả khai thác quỹ đất còn thấp. Tỷ lệ phủ kín diện tích: Tỷ lệ đăng ký dự án mới đạt trung bình khoảng 20-30%. Tỷ lệ các dự án thực hiện cao nhất gần 30% (Vân Phong) và thấp khoảng 2-3% (Đông Nam Nghệ An, Chân Mây - Lăng Cô)…
Đóng góp ngân sách: Sau 1/3 chu kỳ QH, các hoạt động sản xuất trong hầu hết các KKTVB chỉ đạt tỷ trọng đóng góp từ 5-7% thu ngân sách mỗi tỉnh. Cá biệt có các khu là hạt nhân thu ngân sách do có các dự án trọng điểm của quốc gia đầu tư (Dung Quất, Vũng Áng trên 80%).
Thu hút việc làm: Mức độ hấp dẫn và khả năng phát triển dân cư, lao động của các KKTVB chưa cao. Sau khoảng 6-8 năm (1/3 chu kỳ quy hoạch) lượng lao động mới đạt mức khoảng dưới 10% so với dự báo ngoại trừ một số khu đặt biệt (Dung Quất).
3. Đánh giá sơ bộ nguyên nhân và nhận định các vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu để tăng cường hiệu quả công tác quy hoạch phát triển các KKTVB
Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong quy hoạch phát triển của các KKTVB hiện nay đến từ nhiều vấn đề khác nhau như: Công tác quy hoạch tổng thể phát triển, cơ chế thu hút đầu tư, nguồn lực đầu tư, mô hình quản lý, công tác quy hoạch xây dựng… Trong đó liên quan đến công tác quy hoạch phát triển có thể kể đến những vấn đề sau:
- Số lượng các KKTVB lớn, chức năng tương tự, vị trí gần nhau và gần các KCN khác dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau giữa các KKTVB và với các KCN khác.
- Quy hoạch các cơ sở hạ tầng kỹ thuật lớn, đầu mối: cảng biển, sân bay, đường sắt… chưa hợp lý, dàn trải dẫn đến đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư thấp.
- Tính ổn định của QHXD chưa cao: 9/17 KKTVB đã có QHCXD được duyệt phải điều chỉnh quy hoạch.
- Nội dung đồ án QHCXD còn nhiều bất hợp lý: Quy mô quy hoạch quá lớn; Cơ cấu sử dụng đất thiếu hợp lý; Các yếu tố xã hội, môi trường chưa được nghiên cứu kỹ; Phân kỳ, kế hoạch đầu tư thiếu khả thi; Thiếu cơ chế giám sát thực hiện quy hoạch hiệu quả.
Chính vì vậy, để phục vụ công tác quy hoạch và quản lý phát triển các KKTVB Việt Nam hướng tới việc “Phát triển đồng bộ, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển” và “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh” như Nghị quyết 36/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đặt ra, cần phải tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau:
- Giải pháp tổ chức liên kết vùng (kết nối các KKTVB, kết nối với đô thị, kết nối về hạ tầng).
- Công tác quản lý hành chính (ranh giới, ban quản lý, phối kết hợp với chính quyền địa phương…).
- Đổi mới quy trình và nội dung lập quy hoạch (phương pháp tích hợp, hệ thống quy chuẩn tiêu chuẩn, công tác điều chỉnh quy hoạch).
- Thống nhất công tác quy hoạch sử dụng đất (cơ cấu sử dụng đất, chỉ tiêu và kế hoạch sử dụng đất).
- Các giải pháp đầu tư phát triển hạ tầng (nguồn lực phát triển, xã hội hóa).
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng (bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH và NBD).
- Các giải pháp thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư (khai thác và quản lý...).
Tài liệu tham khảo